1. Vị vua này là ai?

  • Minh Mạng
    0%
  • Gia Long
    0%
  • Bảo Đại
    0%
  • Đồng Khánh
    0%
Chính xác

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, Gia Long (1762-1820) - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn - có thói quen ăn uống rất đơn giản. Buổi sáng, vua thường chỉ ăn bát cháo trắng. Có những lúc ra ngoài kinh thành, vua sẽ xuống thuyền ngồi ăn cùng với các binh lính.

2. Vì sao vua Gia Long không uống rượu?

  • Vì ông bị dị ứng với rượu
    0%
  • Vì uống rượu ảnh hưởng tới công việc
    0%
  • Vì ông từng bị ngộ độc rượu
    0%
  • Vì uống rượu gây tốn kém
    0%
Chính xác

Trong bức thư gửi cho Hội truyền giáo ngoại quốc Paris, linh mục Lelabrousse có viết: “Thời trẻ, vua có tật nghiện rượu. Tuy nhiên, đến khi phải điều hành các công việc chính trị, binh cơ, trách nhiệm đất nước phụ thuộc vào mình thì vua đã nhất quyết bỏ rượu. Đến nỗi, từ đó về sau vua không nhấp một ngụm rượu nào nữa”.

Chính vua Gia Long cũng từng nói rằng: “Ta nghĩ ở đời không có gì làm mất phẩm giá con người bằng cái tật quá chén”.

3. Ngoài vua Gia Long, vị vua nhà Nguyễn nào cũng nổi tiếng với thói quen ăn uống đạm bạc?

  • Minh Mạng
    0%
  • Thiệu Trị
    0%
  • Tự Đức
    0%
  • Duy Tân
    0%
Chính xác

Vua Duy Tân (1900 – 1945) tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Ông là vị vua thứ 11 của triều Nguyễn. Sau khi vua cha bị thực dân Pháp cho đi đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn nhỏ tuổi.

Do sống với mẹ ngoài hoàng cung từ bé, ông đã quen với chế độ ăn uống đạm bạc. Có lần, ông nói với thị vệ rằng: “Trước kia, ta thường dùng hai bát cơm úp lại với nhau và một con cá bống kho mặn. Giờ cứ cho ta ăn như thế là được rồi”.

4. Các vua thường ăn cơm một mình, tuy nhiên, đến thời vua nào đã ăn cơm cùng cả gia đình?

  • Thành Thái
    0%
  • Đồng Khánh
    0%
  • Khải Định
    0%
  • Bảo Đại
    0%
Chính xác

Theo sách “Đời sống của cung đình triều Nguyễn”, các vua thường ăn cơm một mình. Tuy nhiên, vua Bảo Đại là người có xu hướng theo đuổi các nếp sống phương Tây. Vì vậy, ông thường ăn cơm cùng vợ là Nam Phương Hoàng hậu và các con tại điện Kiến Trung.

5. Loại gỗ nào có khả năng phát hiện độc tố, thường được dùng để làm đũa trong bữa cơm của vua?

  • Gỗ kim giao
    0%
  • Gỗ sưa
    0%
  • Gỗ trầm hương
    0%
  • Gỗ cẩm lai
    0%
Chính xác

Theo lời kể của Nhất đẳng thị vệ Võ Văn Lang, vua Khải Định thường dùng đũa vót từ gỗ cây kim giao, mọc ở vùng núi Bạch Mã, Huế.

Theo dân gian, loại gỗ này sẽ đổi thành màu tím nếu món ăn có độc tố. Mỗi đôi đũa cũng chỉ có thể dùng duy nhất một lần.