- Tôi là viên chức nhà nước, kí hợp đồng có thời hạn 1 năm. Trong quá trình làm việc thì có làm thất thoát tiền của nhà nước là 100 triệu nhưng sau khi biết đã hoàn trả lại.
TIN BÀI KHÁC
Theo đó có 4 người vi phạm (tôi là nhân viên hợp đồng, cán bộ phụ trách kiểm tra, trưởng phòng và phó giám đốc) đều kí tên trong danh sách đó. Xin hỏi luật sư trách nhiệm của từng cá nhân và số tiền của từng người phải nộp là bao nhiêu khi cơ quan khẳng định nguyên nhân là do tôi?
(ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Điều 55 Luật Viên chức 2010 quy định
1. Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị Định 27/2012/ NĐ- CP tại Điều 25. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
1. Phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại, hoàn trả cho đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
2. Viên chức gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quyết định của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu viên chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì bị trừ 20% (hai mươi phần trăm) tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền.
4. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên cùng làm mất mát, hư hỏng hoặc gây thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì các viên chức đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả trên cơ sở mức độ thiệt hại tài sản thực tế và mức độ lỗi của mỗi người.
Khoản 1 Điều 28 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường
“1. Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường có các nhiệm vụ:
a) Xem xét, đánh giá tính chất của hành vi gây thiệt hại; mức độ thiệt hại;
b) Xác định trách nhiệm của viên chức gây ra thiệt hại và viên chức có liên quan;
c) Kiến nghị với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền về mức và phương thức bồi thường;
d) Trường hợp Hội đồng phát hiện hành vi của viên chức gây ra thiệt hại vật chất có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng kiến nghị với người có thẩm quyền chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.”
Trách nhiệm của từng cá nhân và số tiền của từng người phải nộp trong trường hợp trên phải tùy thuộc vào vi phạm thực tế và điều tra kết luận của đơn vị, và kết quả của phiên họp Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, mỗi viên chức phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường trên cơ sở mức độ thiệt hại và mức độ lỗi của từng người.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).