Nhiều bạn đọc cho rằng nếu xóa đi kết truyện Tấm Cám đồng nghĩa với việc chúng ta xóa đi một dấu ấn tâm hồn trong cách nghĩ, lối sống người Việt xưa. Nhưng hiện tại trước mắt, chúng ta sẽ dạy trẻ con thế nào về thiện ác, khi trên thực tế, nhiều bà mẹ vẫn giấu con cái kết này?

Độc giả sôi nổi kể lại chuyện “Tấm Cám”
Những kết truyện bạn đọc viết cho "Tấm Cám thời hiện đại" vừa mang màu sắc cổ tích, vừa in đậm tư tưởng: cái ác nhất định bị trừng trị, cái thiện mãi được tôn vinh.<br />
 
Oan cho cô Tấm
"Chúng tôi cho rằng, những người có những băn khoăn hay phán xét cái kết này dường như chưa hề tìm hiểu về tác phẩm văn học dân gian dựa trên thi pháp đặc trưng của thể loại này".
 
Cởi yếm, mặc váy đầm cho cô Tấm?
Tại sao lại cố thay đối hình ảnh cô Tấm? Cô Tấm là di sản tinh thần của cha ông ta để lại cho con cháu, xin đừng cố sửa đổi. Chẵng lẽ mai mốt thấy cô Tấm mặc áo yếm không đẹp lại cho cô mặc váy đầm?<br />
 
Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám
Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện "vọt" lên cấp THPT và đoạn kết cũng không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây.

Phải tôn trọng lịch sử

 Họ tên: Minh Dũng
Tiêu đề:
"Sách giáo khoa đã lạm quyền"

Đành rằng văn học dân gian (VHDG) có thể bị thay đổi, nhưng chuyện ' làm mắm' đã ăn sâu vào tâm hồn người Việt qua rất nhiều thế hệ. Một khi đã dạy về VHDG phải tôn trọng tính dân gian của tác phẩm.SGK không muốn làm tổn hại những tâm hồn non nớt (lớp 10) và cố tình tô vẽ lên 1 thế giới đẹp đẽ giả tạo nên đã thay đổi cốt truyện. Chuyện người thiện báo thù không có gì là đáng trách, trong chiến tranh cũng vậy, chúng ta nhân nhượng qua 5 lần 7 lượt nhưng rồi phải đứng lên tiêu diệt đồng loại. Sau đó gieo vào lòng người ý chí căm thù giặc rồi tôn vinh những con người có thành tích tốt. Vậy tại sao việc cô Tấm giết mẹ con Cám là không nên. Quá nhiều lần nhún nhường nhưng không thay đổi được bản chất kẻ thù. Và dù có quá tay ' làm mắm' đi chăng nữa cũng là điều chấp nhận được, những năng lực siêu nhiên đã không giải quyết được. vấn đề thì đích thân con người cũng phải ra tay.

Họ tên: Nguyen Hoan
Tiêu đề:
"Không nên sửa?

Chuyện cổ tích không biết có từ bao đời, nó cũng như nhân chứng lịch sử về cách suy nghĩ của người xưa, sao lại cứ đi sửa như vậy để làm gì? Nếu cảm thấy không có giá trị trong giáo dục thì bỏ hẳn ra khỏi sách giáo khoa chứ không nên sửa truyện

Họ tên: Phạm Xuân Nghị
Tiêu đề:
"Sao lại cứ đòi Tấm chỉ tốt không thôi"

Mọi sự cải biên văn học dân gian chỉ là ngụy biện cho nếp nghĩ thiếu tôn trọng lịch sử. xem xét rộng ra trong tâm lý (và do cả hòan cảnh) dân tộc ta ít có tư duy khoa học lịch sử. Và trong câu chuyện sửa đổi kết truyện cổ tích dân gian hôm nay ngành giáo dục đang làm thể hiện tầm văn hóa ấy. Trong mỗi con người đều có phần tốt và phần xấu, phần đúng và phần sai... Trong câu chuyện Tấm Cám thì sao lại cứ đòi Tấm chỉ tốt không thôi. Và ngay cả cái xấu của Tấm ở kết chuyện cũng có nguyên nhân sâu xa. Kết chuyện trong dân gian không máy móc giáo điều. Chính vì thế câu chuyện Tấm Cám mới rất đời. Đây vẫn là nguyên liệu để nghiên cứu cho mãi sau này về lịch sử văn hóa cong người - dân tộc Việt Nam.

Họ tên: Nguyễn Mai Sơn
Tiêu đề:
"Hãy giữ nguyên hiện trạng"

Truyện dân gian tồn tại bằng hình thức truyền khẩu là chính, đã tồn tại và lưu giữ qua nhiều thế hệ khác nhau và thích ứng được với nhiều quan điểm xã hội khác nhau từ ngàn đời nay rồi ... xin hãy giữ nguyên hiện trạng vốn có để bảo tồn văn hóa dân tộc ...


Bìa truyện

Sao phải viết lại?

Họ tên: Bim
Tiêu đề:
"Có nhất thiết phải mang ra bàn cãi"

Thực sự thì trẻ con khi được nghe kể chuyện Tấm Cám có mấy bé nào đủ "chín chắn" như người lớn mà nhận xét về hành động của cô Tấm - vốn là hiện thân cho cái thiện? Và việc đưa Tấm Cám vào trong chương trình học ngoài ý nghĩa giáo dục thì ý nghĩa cao cả của nó chính là sự gìn giữ những tinh hoa của dân tộc đã được cha ông góp nhặt và lưu truyền suốt bao đời qua. Nếu đó đã là tinh hoa của dân tộc thì liệu có nhất thiết phải mang ra bàn cãi quá nhiều thế này trong khi bao nhiêu người dân Việt Nam đã được nghe câu chuyện này từ trong nôi và cũng đâu có ai vì thế mà trở nên độc ác. Gìn giữ thì cứ gìn giữ đi, sao phải xoá?

Họ tên: kesybacha
Tiêu đề:
"Trẻ con suy nghĩ khác chúng ta"

Ngày bé, tôi cũng được mẹ kể chuyện này cho nghe (không có truyện đọc), và tất nhiên cũng có cả đoạn kết mà gần đây bị cho là "tàn nhẫn", nhưng khi đó tôi cũng như những đứa trẻ khác thuở đó đâu có cảm giác ghê rợn. Tất cả đọng lại sau câu truyện trong tôi khi đó chỉ là cái xấu của mụ dì ghẻ và Cám mà thôi. Tôi thấy thật lạ khi chúng ta lại cố đẩy suy nghĩ của người lớn cho trẻ con. Còn kết quả phân tích xã hội tại một trường học nào đó mà tác giả nêu tôi cho rằng đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề này được đề cập trước đó nên học sinh chỉ chú ý đến tình tiết "trả thù của Tấm" mà không quan tâm tới các phần khác của câu truyện. Hãy trả lại sự trong sáng cho những cái đầu trẻ thơ và những câu truyện cổ tích của chúng hơn là gán ghép theo ý định của chúng ta.

Họ tên: Huy Tuấn
Tiêu đề: "Để các em tự đánh giá"

Tại sao chúng ta lại phải viết lại câu chuyện này? Đây là câu chuyện dân gian được đúc kết, truyền lại qua nhiều thế hệ. Nó thể hiện quan niệm một bộ phận người dân về cái thiện, cái ác và cách chống lại cái ác. Một khi cái ác vượt quá giới hạn, không thể cải tạo, hoàn thiện thì cách tốt nhất là nên loại bỏ. Đó cũng là cách nghĩ của một bộ phận lớn người dân. Tuy nhiên, dựa vào kết cục nguyên bản của câu chuyện này, chúng ta cũng có cho các em học sinh đánh giá những hành động như vậy của Tấm là có nên hay không? Có thể có những giải pháp khác nhân văn hơn, hay hơn hay không? Đó cũng là một cách giáo dục hay.

Họ tên: Vinh
Tiêu đề:
"Sao lại phải sửa?"

Theo tôi nên giữ nguyên nôi dung truyện không thêm không bớt. Tấm Cám là một di sản của cha ông để lại và ta nên chấp nhận như nó vốn có. Bởi qua đây ta có thể hiểu được truyền thống Việt Nam, con người Việt Nam , cách nghĩ Việt Nam. Không nên sửa lại nội dung chỉ để bảo vệ hình tượng Tấm.

Nguyễn Hường (tổng hợp)