5000 doanh nghiệp này cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng trong các ngành ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày.

Về vị trí địa lý, các doanh nghiệp tập trung phần lớn tại đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, về lĩnh vực hoạt động, ngành cơ khí, và dệt may, da giày có số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhiều hơn so với các ngành khác.

Xét về quy mô, 88% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (có 300 lao động trở xuống). Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phân theo ngành, vùng, thành phần kinh tế và quy mô lao động, được tổng hợp trong các bảng dưới đây.

{keywords}
Bảng số liệu về phạm vi phân bổ DN CNHT Việt Nam (nguồn: Tổng cục Thống kê)
{keywords}
Việt Nam có 5000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành cụ thể được phân loại trong hệ thống ngành kinh tế. Do vậy, phạm vi của công nghiệp hỗ trợ được xác định rất khác nhau, tuỳ thuộc vào khái niệm và mục đích sử dụng của các nhà hoạch định chính sách.

Phạm vi được xác định càng cụ thể thì việc hoạch định chính sách càng trở nên dễ dàng hơn, và các chính sách đó cũng minh bạch và có tính khả thi cao hơn. Khái niệm và phạm vi của công nghiệp hỗ trợ được hiểu khác nhau ở các nước khác nhau.

Trong khi Nhật Bản, Thái Lan xác định phạm vi công nghiệp hỗ trợ chỉ là các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho các ngành ô tô, xe máy, điện tử, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lần đầu tiên được định nghĩa cụ thể tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 là “các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. Sau đó, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 định nghĩa công nghiệp hỗ trợ là “các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”.

Với định nghĩa này, xét trong tổng thể ngành công nghiệp từ thượng nguồn đến hạ nguồn, công nghiệp hỗ trợ chính là các ngành thượng nguồn và trung nguồn, cung cấp đầu vào để sản xuất sản phẩm cuối cùng ở khu vực hạ nguồn và như vậy, công nghiệp hỗ trợ chính là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.

 

Thanh Thúy