Có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ

Báo cáo mới nhất về tình hình công nghiệp hỗ trợ Việt Nam của Bộ Công Thương cho thấy: Năm 2018, số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là khoảng 2.000 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện và trên 1.500 DN sản xuất vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo).

Các doanh nghiệp CNHT tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, tương đương với 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo với doanh thu thuần sản xuất kinh doanh trong năm 2018 ước đạt trên 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.

{keywords}
Sản xuất xốp nhựa cho Samsung ở Công ty xốp nhựa Hanel. Ảnh: Thu Mai

Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước dần được cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất, cụ thể là 40-45% cho ngành dệt may, da giầy, 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ, 15% điện tử tin học, viễn thông, 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao.

Bộ Công Thương nhìn nhận, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp CNHT trong nước cũng ngày càng tích cực áp dụng các tiêu chuẩn, công cụ quản lý hiện đại vào sản xuất, chế tạo.

Vào thời điểm tháng 11/2018, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CNHT, bao gồm linh kiện ô tô, phụ tùng điện tử, nguyên vật liệu dệt may da giày đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các DN sản xuất nội địa còn rất lớn.

Một số DN Việt Nam đã tham gia cung ứng sản phẩm CNHT, tuy nhiên rất ít DN có chiến lược phát triển dài hạn để có thể đầu tư chiều sâu về thiết bị, công nghệ, quản lý, cũng như nhân lực. Khu vực dệt may và da giày mới phát triển khá ở sản xuất phụ kiện, còn sản xuất vải, xơ sợi, da thuộc... đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu do DN có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu 

{keywords}
Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang có những bước tiến. Ảnh: Thu Mai

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những nước hội nhập nhất trên thế giới với một lợi thế so sánh trong sản xuất sử dụng nhiều lao động, Việt Nam đã thu hút thành công một lượng lớn FDI đang tìm kiếm hiệu quả và đã gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Những thành quả về xuất khẩu cũng ấn tượng không kém, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trên 18% trong hai thập kỷ qua

Việt Nam gia nhập Chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã mang lại những lợi ích đáng kể về tăng trưởng và việc làm do xuất khẩu. Tuy nhiên, FDI vẫn không kết nối được với khu vực tư nhân trong nước. Hình thành như một trung tâm sản xuất sản xuất và xuất khẩu, Việt Nam chuyên về công đoạn lắp ráp cuối cùng và đòi hỏi nhiều lao động của chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hàng đầu về may mặc và điện thoại di động. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu cao và giá trị gia tăng trong nước thấp, do đó con số đóng góp ròng vào nền kinh tế của các công ty FDI không cao như nhìn ngoài.

“Điều này cũng phản ánh sự thâm nhập hạn chế của các DNVVN trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua  việc trở thành  nhà cung cấp cho các công ty FDI sản xuất hàng xuất khẩu  Các  liên kết cung ứng  hiện nay thường có xu hướng gắn với sản phẩm có  giá trị gia tăng thấp, như các vật tư đơn giản và bao bì”, Ngân hàng Thế giới chỉ rõ.

Trong bảng xếp hạng của Việt Nam về chất lượng của các nhà cung cấp địa phương trong Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu, nơi Việt Nam xếp thứ 109 trong số 138 nền kinh tế, đứng sau Philippines (74), Thái Lan (77) và Malaysia (22).

Cuối năm 2018, Bộ Công Thương đã đứng ra tổ chức hội nghị về phát triển công nghiệp hỗ trợ, quy tụ hàng nghìn DN và đại biểu tham dự. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị quan trọng này.

Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, Việt Nam cần đón bắt sự chuyển hướng của các nhà đầu tư, sản xuất, để biến nước ta thành một công xưởng sản xuất của châu Á, thế giới, khu vực ASEAN. Việt Nam có khát vọng phát triển nền tảng công nghiệp phụ trợ không chỉ là ôtô, xe máy, mà có thể Boeing sẽ sản xuất cánh máy bay ở nước ta.

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo rõ  Việt Nam phải là cứ điểm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, phải trở thành công xưởng phát triển công nghiệp, đặc biệt là CNHT.

Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển công nghệ nguồn, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế trong công nghiệp hỗ trợ. Làm sao các sản phẩm mà ta có thể mạnh có thể làm được và sẽ cố gắng làm.

Do đó, các Bộ liên quan, địa phương  sẽ phải rốt ráo suy nghĩ trong định hướng phát triển công nghiệp thông minh.

Thu Mai

Điểm nhấn thúc đẩy khu vực công nghiệp phụ trợ

Điểm nhấn thúc đẩy khu vực công nghiệp phụ trợ

Hôm 30/5, Reed Tradex và Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) ký thỏa thuận hợp tác và công bố "Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản (SIE 2019)"; "Triển lãm Quốc tế Công nghiệp chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME 2019).