{keywords}
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc điện đàm

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Chính phủ nước này hiện đang thực hiện tất cả các biện pháp có thể để đối phó với dịch bệnh, trong đó có việc triển khai số lượng lớn nguồn lực y tế cho cộng đồng, công bố các gói hỗ trợ lớn như gói cứu trợ kinh tế hơn 2 nghìn tỷ USD và gói hỗ trợ quốc tế trị giá 270 triệu USD; đề xuất xây dựng cơ chế trao đổi/hợp tác với các nước.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ sẽ sớm sản xuất được các trang thiết bị y tế đáp ứng công tác phòng chống dịch trong nước và hỗ trợ các nước khác. Ông cũng đề nghị các nước duy trì trao đổi thông tin và thực tiễn phòng chống dịch ở mỗi quốc gia, đồng thời đề cập đến yêu cầu đảm bảo thông tin chính xác trong khi chống dịch cũng như vấn đề phục hồi kinh tế thế giới sau khi đại dịch kết thúc.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Australia cho biết nước này duy trì các tuyến đường phục vụ mục đích nhân đạo như vận chuyển trang thiết bị y tế; đồng thời đảm bảo các nhân viên của Australia tiếp tục được làm việc và triển khai chương trình hỗ trợ tại các tổ chức quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Australia khẳng định quốc gia này sẽ tăng cường năng lực sản xuất thiết bị y tế để không những đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn để hỗ trợ những nơi có nhu cầu nhất.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Chính phủ Ấn Độ đã quyết định phong tỏa toàn quốc, đồng thời đưa ra gói cứu trợ trị giá hơn 22 tỷ USD chủ yếu dành cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh phong tỏa. Ấn Độ cũng đang phối hợp với một số nước về nguồn cung cấp thiết bị để sản xuất bộ xét nghiệm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khẳng định Nhật Bản coi việc đóng cửa biên giới là biện pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh và đang tích cực phối hợp với các nước để tăng cường kiểm soát đi lại qua biên giới. Đồng thời thông báo Nhật Bản đang tập trung nghiên cứu thuốc đặc trị covid-19 và vaccine phòng ngừa; cho biết Nhật Bản có chương trình viện trợ trị giá 140 triệu USD để hỗ trợ các nước đang phát triển.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao New Zealand, nước này tập trung vào 3 nhóm biện pháp gồm bảo đảm nguồn cung ứng trang thiết bị, vật tư y tế; nghiên cứu có các gói hỗ trợ tài chính; hạn chế sự di chuyển của công dân. 

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thông báo các biện pháp Hàn Quốc đã và đang tiến hành như lệnh cấm các đường bay quốc tế và áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội để hạn chế virus lây lan nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động sản xuất; đề xuất các nước nghiên cứu hình thức hợp tác trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực y tế.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cao nhất hiện nay là phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Ông cho biết Việt Nam bước đầu xây dựng được phác đồ điều trị tiêu chuẩn đối với các bệnh nhân mắc Covid-19; chia sẻ một số biện pháp Việt Nam đã và đang triển khai như tạm thời ngừng nhập cảnh người nước ngoài, hạn chế tiếp xúc xã hội, cách ly tập trung hoặc tự cách ly, tạm ngừng một số hoạt động kinh doanh tập trung đông người như quán bar, nhà hàng…

Thứ trưởng đề xuất việc duy trì hoạt động vận tải hàng không ở mức tối thiểu để vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại chính đáng vừa bảo đảm các biện pháp an toàn trong phòng tránh dịch bệnh; đề nghị các nước tạo điều kiện lẫn nhau trong công tác bảo hộ công dân.

Nguyễn Văn Quý
Ảnh: Phạm Hữu Hải

Số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới tăng chóng mặt, hai ông Trump - Tập điện đàm

Số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới tăng chóng mặt, hai ông Trump - Tập điện đàm

Đến chiều ngày 27/3 (giờ Việt Nam), cả thế giới đã ghi nhận hơn 542.000 ca nhiễm Covid-19, và hơn 24.300 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm đang tăng với tốc độ chóng mặt, thêm 100.000 ca chỉ trong 1-2 ngày.