- Bạn có hài lòng với thái độ của y tá, bác sĩ? Bạn từng 'sử dụng phong bì' tại bệnh viện nào? Người nhà bạn từng bị 'đối xử' ra sao? Bác sỹ và bệnh viện nào đã để lại ấn tượng cho bạn? VietNamNet mời độc giả làm 'giám khảo' chấm điểm các bệnh viện...

Vì sao bác sĩ "nói không với phong bì"
Nạn phong bì trong bệnh viện là luôn nóng và mới được xới xáo lên sau khi có thông tin 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội thí điểm triển khai chiến dịch “Nói không với phong bì”. Nhưng liệu kết quả của nó sẽ ra sao?
 
Phong bì bệnh viện: Đưa không khéo bị 'ăn mắng'
Kể từ khi cuộc vận động "Nói không với phong bì" được các bệnh viện hưởng ứng và cam kết thực hiện từ đầu tháng 9, đến nay đã là 1 tháng rưỡi trôi qua, nhưng thực tế nạn phong bì vẫn xuất hiện phổ biến trong bệnh viện.
 
5 bệnh viện cam kết “nói không với phong bì”
Bắt đầu từ tháng 9/2011, 5 bệnh viện lớn nhất tại Hà Nội đã được chọn để “thí điểm” triển khai Quy tắc ứng xử nâng cao Y đức, trong đó có nội dung: “Nói không với phong bì”.


Hưởng ứng cuộc vận động nâng cao y đức trong ngành y, báo VietNamNet mời bạn đọc tham gia “chấm điểm” các bệnh viện trên toàn quốc để xem bệnh viện nào đang được cho điểm cao nhất, chiếm được sự hài lòng nhiều nhất của người bệnh.

Khảo sát của Công đoàn Y tế Việt Nam cho thấy, khoảng 45% bệnh nhân, người nhà không hài lòng với nhân viên y tế, thủ tục hành chính. Trong đó, bị phê nhiều nhất là Bệnh viện K với hơn 63% ý kiến, ít nhất là Bệnh viện Phụ sản Trung ương 7,3%.

Bệnh viện K ghi rõ quy định về vấn đề phong bì trong bệnh viện: "Nếu bệnh nhân đưa tiền cho cán bộ Y tế thì bệnh viện sẽ không phục vụ". Theo khảo sát của Công đoàn Bộ Y tế, bệnh viện K là bệnh viện bị "kêu" nhiều nhất

Năm 2009, lần đầu tiên cuộc bình chọn danh hiệu “Bệnh viện thân thiện, vì sức khoẻ cộng đồng” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam được tổ chức đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân.

Rất nhiều ý kiến cho rằng cuộc bình chọn này “quá khó khăn” và nên bình chọn “không thân thiện” sẽ dễ hơn nhiều.

Tuy nhiên, cuộc bình chọn vẫn diễn ra với các tiêu chí khác nhau.

Tiêu chí đầu tiên là có giải pháp xây dựng môi trường bệnh viện thân thiện, được các cơ quan chức năng công nhân đơn vị đạt chuẩn xanh, sạch đẹp hoặc công sở văn minh; an toàn và bình đẳng người cho người dân khi đến khám, chữa bệnh thể hiện qua phương châm khám chữa bệnh hay sáng kiến bệnh viện thân thiện; không phân biệt đối xử giữa các bệnh nhân, được bệnh nhân đánh giá cao; không để xảy ra sai sót trong chẩn đoán và điều trị, công suất sử dụng giường bệnh trên 80%.

Tiêu chí thứ hai là tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì sức khỏe cộng đồng như hoạt động từ thiện, khám chữa bệnh cho người nghèo, hiến máu nhân đạo, có giải pháp hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các phong trào, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, chi hội hoặc câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ (nếu có); có hệ thống xử lý chất thải bệnh viện; thực hiện “Bệnh viện không thuốc lá”.

Tiêu chí 3 là đạt danh hiệu “Bệnh viện xuất sắc” năm 2008 do Bộ Y tế công nhận hoặc danh hiệu thi đua do các ngành, quân đội, công an hay UBND các tỉnh, thành phố công nhận.

Sau một tháng tiến hành bình trọn (từ 15/4/2009 – 15/5/2009) đã có 917 bệnh viện trên cả nước được bình chọn qua mạng internet và 68 bệnh viện gửi hồ sơ đăng kí tham gia chương trình. Các bệnh viện tiếp tục được các hội đồng: Chuyên môn, báo chí, quần chúng chấm điểm.

Bạn có hài lòng với thái độ của y tá, bác sĩ? Bạn từng 'sử dụng phong bì' tại bệnh viện nào? Người nhà bạn từng bị 'đối xử' ra sao? Bác sỹ và bệnh viện nào đã để lại ấn tượng cho bạn? VietNamNet mời độc giả làm 'giám khảo' chấm điểm các bệnh viện...

Kết quả chung cuộc cho thấy Hà Nội là nơi có nhiều bệnh viện thân thiện nhất, tiếp đến là TP.HCM và sau đó là một số bệnh viện đa khoa khu vực, tỉnh. Danh sách 10 bệnh viện thân thiện bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1  - Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác  - Bệnh viện Quân Y 103 - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại TP Hồ Chí Minh  - Bệnh viện Nhi đồng 1  TPHCM - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phú Phong, tỉnh Bình Định - Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Kết quả này được cho là bất ngờ vì trước đó, các ý kiến cho rằng một số bệnh viện đã quá tải thì khó mà thân thiện được. Tuy nhiên, cuối cùng thì các bệnh viện quá tải nhất là những bệnh viện đọat giải.

Nhân cuộc vận động của Công đoàn Y tế Việt Nam về việc triển khai quy tắc ứng xử và nâng cao y đức, trong đó có nội dung “nói không với phong bì”, VietNamNet mở diễn đàn để bạn đọc “chấm điểm” các bệnh viện trên toàn quốc.

Các tiêu chí chấm điểm bao gồm: Chất lượng khám chữa bệnh, Thái độ phục vụ của cán bộ y tế, Sai sót trong chẩn đoán và điều trị, Thủ tục hành chính…

Mục tiêu khi mở diễn đàn này là để “đo lường” mức độ hài lòng của người bệnh về các bệnh viện mà họ từng tham gia khám, chữa bệnh.

Mọi ý kiến đánh giá, bình luận xin gửi về địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn hoặc box “Gửi ý kiến phản hồi” dưới mỗi bài viết.

VietNamNet