- Nhà báo Lương Thị Bích Ngọc là người có cơ hội tiếp cận PGS Văn Như Cương cả ở khía cạnh "nhân vật giáo dục", vừa ở cả "vai" phụ huynh Trường PTTH Lương Thế Vinh. Chị đã chia sẻ với VietNamNet cảm xúc của mình khi hay tin ông qua đời.
Thầy Văn Như Cương và những phát ngôn "để đời"
Thầy Văn Như Cương và những phát ngôn "để đời" gắn liền với sự nghiệp giáo dục của ông, đã truyền cảm hứng tích cực cho các thế hệ trẻ trong học tập và đời sống.
Thầy Cương, ông thầy xứ Nghệ kiêu hãnh (có lúc mang chút cực đoan), hào hoa (đôi khi còn có vẻ lãng tử), nhà quản trị thành công của mô hình xã hội hoá giáo dục… cuối cùng cũng phải nói lời chia xa nghiệt ngã với học trò, ngôi trường và những người thân yêu của mình.
Hẳn rằng, người tâm huyết như ông khó mà nhẹ lòng bởi còn nhiều điều trăn trở với trường lớp, với học trò, với sự nghiệp giáo dục.
Thầy Văn Như Cương và học trò (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Thầy Cương – tôi đã gọi PGS Văn Như Cương như vậy trước cả khi con tôi là học sinh của Trường Lương Thế Vinh. Trong buổi đầu làm báo, tôi biết ơn cách giảng giải tỉ mỉ của thầy về những khái niệm trong giáo dục. Tôi thích cách thầy truyền cảm hứng cho người nghe về những điều đang và sẽ có của trường Lương Thế Vinh, nơi mà lúc đó thầy thực sự là linh hồn, là biểu tượng.
Cảm hứng từ những cuộc trò chuyện cùng thầy đã giúp tôi truyền cảm hứng cho phóng viên của VietNamNet khi đến trường Lương Thế Vinh viết bài.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in ánh mắt hồi hởi, giọng nói hứng khởi của nhà báo Minh Thuỵ khi từ trường trở về: “Nếu có nhiều ngôi trường như Lương Thế Vinh, ngân sách Nhà nước sẽ bớt gánh nặng đầu từ xây dựng trường và trả lương cho giáo viên…”.
Trong ba năm là phụ huynh học sinh của trường, dẫu thông tin không phải lúc nào cũng màu hồng nhưng tôi vẫn vô cùng biết ơn thầy Cương, bởi lớp học sinh như con tôi đã những ấn tượng đẹp đẽ về biểu tượng người thầy ở ngôi trường cuối cùng của đời học sinh phổ thông. Người thầy râu tóc bạc phơ dạy giỏi là trọng tài công tâm và... hiện đại (hát hay, đàn giỏi, ăn mặc đẹp, phong cách, dí dỏm).
Tôi đã khóc vì hạnh phúc khi xem clip chia tay của các con khi ra trường. Nước mắt chia tay của con trẻ là thật, tình yêu của các con giành cho thầy Cương tất nhiên là rất thật, nhưng điều đáng nói hơn, môi trường giáo dục của thầy Cương đã giúp các con biết thể hiện cảm xúc của mình và có kỹ năng để gói trao và lan toả điều đó.
Người thành công hoặc giữ gìn đến đâu cũng khó mà dựng được tượng đài toàn bích. Nhà quản trị giáo dục càng khó. Nhưng người nhiệt huyết sống và cống hiến, yêu nghề, yêu người hết lòng như thầy Cương mất đi sẽ là khoảng trống không nhỏ trong lòng nhiều người. Đặc biệt, với những ai quan tâm, trăn trở đến giáo dục.
Với tôi, Hà Nội sẽ rất trống vắng khi nghĩ về ngôi trường Lương Thế Vinh thiếu vắng thầy Cương.
Hình ảnh thầy Cương cuối cùng trong tôi là dáng đứng rất thẳng của thầy khi hát, mắt nhìn về phía trước, sáng và mạnh mẽ: “Đời ta hằng mong muốn và ước mơ/ Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ/ Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta/ Trời cao muôn vì sao chói lòa”.
Thầy Văn Như Cương với chuyện 2 ông đồ gàn và 1 "ca đẻ khó"
Để ngôi trường dân lập đầu tiên được ra đời, PGS Văn Như Cương và thầy giáo Nguyễn Xuân Khang từng phải rơi cả nước mắt. Đến nay, có thể nói, mỗi người đã "xưng bá" ở một trường dân lập.
Nói về những ngày "chạy bở hơi tai" đó, cả hai ông đồ "gàn" đều ví von: như một ca đẻ khó!
Với PGS Văn Như Cương "đồng tiền liền khúc ruột", tiền phải nằm trong túi mình thì mới chắc. Ông áp dụng luôn mô hình "gia đình trị". Trong khi người cộng sự của ông, thầy Nguyễn Xuân Khang lại quan niệm "nhà là nhà, trường là trường. Không có khái niệm nhà trường là nhà cộng với trường". Hai con hổ không thể ở chung một chuồng.
PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
0h28 ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) đã qua đời ở tuổi 80 sau thời gian chống chọi với bệnh tật. Xem lịch viếng chi tiết >>>