- Trai gái mới 13 đến 16 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái, nhưng chủ yếu là do bố mẹ hai bên đứng ra tổ chức cưới, hỏi cho con em mình. Vậy bố mẹ có bị xử lý theo luật định không? Quy định tại bộ luật nào?
TIN BÀI KHÁC
Hàng không giá rẻ, cả nhà được… đi máy bay
Muốn kết hôn, gia đình phản ứng dữ dội làm thế nào?
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 02/2013
Yêu nhau, quan hệ và vay tiền…
Bán tín bán nghi nợ xấu về 6%
Vì vậy xin luật sư cho một số giải pháp để xử lý những trường hợp này như thế nào? Cụ thể trai gái mới 13 đến 16 tuổi đã kết hôn, sinh con đẻ cái, nhưng chủ yếu là do bố mẹ hai bên đứng ra tổ chức cưới, hỏi cho con em mình. Vậy bố mẹ có bị xử lý theo luật định không? Quy định tại bộ luật nào? Tếnh A Chìa - Chủ tịch UBND xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
(Ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn, đúng như bạn nói, thực tế tại các vùng sâu, vùng xa tình trạng tảo hôn xảy ra rất phổ biến. Và chính quyền địa phương cũng chưa có một biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế tình trạng này. Vì vậy, một mặt chính quyền địa phương cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân. Một mặt cũng cần xử lý nghiêm minh một vài trường hợp để nhằm răn đe hành vi này.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì “Tảo hôn” là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật; Và tuổi kết hôn được quy định là Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
Hành vi tảo hôn hoặc tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 6 Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ, như sau:
Điều 6. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó;
b) Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn.
Về thẩm quyền xử phạt được quy định tại điều 17 Nghị định này:
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Chương II của Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép.
Hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với trẻ em hoặc tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại điều 115, khoản 4 điều 112 Bộ luật Hình sự.
Tư vấn bởi Văn phòng luật sư Giải Phóng. Địa chỉ: 225 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Tổng đài tư vấn luật: 19006665
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).