- Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thì hành vi vi phạm này có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đ đến 5.000.000 đ.

TIN BÀI KHÁC

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với kinh tế thế giới, chắc chắn phải có những tồn tại do kết quả hội nhập mang lại. Tuy nhiên, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thể giới cần phải đi đôi với duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc tồn tại biển hiệu bằng tiếng nước ngoài tại các khu tập trung người nước ngoài sinh sống, kinh doanh buôn bán tại Việt Nam không phải là hiếm, làng mộc Đồng Kỵ là một ví dụ. Mở rộng giao thương buôn bán cũng đồng nghĩa với việc ngôn ngữ Việt đang bị xem nhẹ ngay trên đất nước Việt?

Pháp luật Việt Nam quy định là biển hiệu phải thể hiện bằng tiếng Việt, nếu có tiếng nước ngoài thì kích cỡ không được lớn quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và đặt nằm bên dưới dòng tiếng Việt.

{keywords}

Từ cửa hàng đồ gỗ đến nhà nghỉ trên phố Nguyễn Văn Cừ đều có biển hiệu tiếng Trung Quốc (Ảnh: VietNamNet)

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy định này để thực hiện, còn phía cơ quan chức năng thì hầu như buông lỏng việc quản lý lĩnh vực này. Ra đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp những vi phạm quy định về biển hiệu ở bất cứ nơi đâu, thậm chí xảy ra ở một số cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một phần do công tác quản lý lĩnh vực này chưa nghiêm, lực lượng kiểm tra, xử phạt mỏng. Mặt khác, do công tác tuyên truyền pháp luật và nhận thức của người dân chưa cao dẫn đến người dân không biết để thực hiện cho đúng.

Theo Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thì hành vi vi phạm này có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đ đến 5.000.000 đ. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có tổ chức, cá nhân nào bị xử phạt, nếu có thì chỉ kết hợp xử phạt khi thanh tra toàn diện tố chức đó.

Quy định là một chuyện, nhận thức để thực hiện là chuyện khác. Thực tế có những hành vi không cần quy định của pháp luật con người vẫn tự giác thực hiện như giữ gìn vệ sinh công cộng, giữ trật tự ở những nơi trang nghiêm …đó là nhận thức.

Vì vậy, theo cá nhân tôi, cần hơn hết cần phải có nhận thức đúng đắn. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cần tôn trọng tiếng nói, chữ viết như tôn trọng chính bản thân chúng ta. Tôn trọng ngôn ngữ mẹ đẻ, chính là giữ thể diện cho quốc gia và thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

Quay lại việc làng mộc Đồng Kỵ, ở một góc độ nào đó, ngoài việc ghi tiếng Trung Quốc trên biểu hiệu là để chỉ dẫn, thì đây cũng là cách để người dân nơi đây tôn trọng khách hàng làm ăn của họ bằng cách sử dụng ngôn ngữ của khách hàng. Tuy nhiên, vô hình trung, người dân ở đây đã không tôn trọng chính mình khi xem nhẹ ngôn ngữ của mình.

Họ cũng không nghĩ tới người Trung Quốc sẽ đánh giá ai đó tầm thường khi người đó không tôn trọng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, vì bản thân họ, đất nước họ đặc biệt rất tôn trọng ngôn ngữ, chữ viết của họ.

Cần lắm sự thay đổi trong ý thức, nhận thức của mỗi người và sự giám sát quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Hãng luật Giải Phóng