Trong mỗi bao quà của chị Huệ, mỗi phần gồm 5kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm, 1 chai nước tương, 1 gói bột nêm. Với những bao quà thiếu dầu ăn hoặc nước mắm, chị cho thêm trứng. Còn có điểm chị lại tặng mỗi nhà 1 túi có 3 đầu cá hồi. Tổng cộng 130 phần quà được chị trao từ hơn 5 giờ chiều đến 9 rưỡi tối.

Chia sẻ với PV VietNamNet, chị Huệ cho biết, đây là lần thứ ba trong đợt dịch này chị đứng ra kêu gọi để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, và đây cũng là lần khó khăn nhất.

{keywords}{keywords}{keywords}{keywords}
Những phần quà được chị Huệ và người thân gói cẩn thận để trao cho các hoàn cảnh khó khăn trong buổi tối ngày 7/7 vừa qua.

Người thân, bạn bè ở TP.HCM của tôi không còn ủng hộ nhiều như trước. Bởi mọi người còn phải hỗ trợ gia đình, người thân và những người xung quanh trước. Nhưng bù lại, có những tấm lòng ở tận quê xa xôi đã góp sức cùng tôi.

Có một nhà hảo tâm đã góp nửa tấn gạo, một chị khác thì ủng hộ 150 phần đầu cá hồi, đều được giao miễn phí tới tận nhà, thực sự cảm động vô cùng. Tôi cũng không còn nhiều kinh phí nữa, cứ xem như là người chuyển phát giùm thôi, giúp được bà con là mừng rồi”, chị Huệ tâm sự.

Trong buổi tối ngày 7/7, mặc cho trời mưa tầm tã, chị vẫn chạy xe một mình đi tặng quà ở các phường: Long Trường, Trường Thạnh, Tăng Nhơn Phú A (TP. Thủ Đức). Bởi ban ngày chị phải đi làm nên chỉ có thể tranh thủ đi vào buổi tối. Chị sợ nếu chỉ vì trời mưa mà hoãn lại thì sẽ không kịp trao trước khi thành phố giãn cách, người nghèo khổ sẽ bị đói.

Ông trời chính là muốn thử thách tôi mà. Rất may là trong quá trình đi trao, tôi được mọi người hỗ trợ hướng dẫn người dân ra nhận hàng, rồi họ cũng chuyển hàng xuống giùm nữa. Trước đó tôi đứng ngoài cổng gào mà tiếng mưa át hết, người dân thì ở tít sâu trong điểm phong tỏa. Nhớ lại cảnh đó thấy đặc biệt lắm”, chị hóm hỉnh.

Cũng đã có nhiều người trách chị: “Không biết sợ à?”, “Dịch bao vây, người ta trốn còn không hết lại còn lao ra!”... Lần nào, chị Huệ cũng trả lời: “Tôi sợ lắm chứ. Gia đình cách ly mỗi người mỗi ngả (chổng chị là F2, đang tự cách ly ở nhà họ hàng), nhà lại còn có người già và trẻ nhỏ, nhưng nếu ai cũng sợ thì còn ai ra ngoài kia giúp người khó khăn. Thấy người ta khổ quá, tôi ngồi im không được”.

Chủ đề “Đợt này Sài Gòn bệnh rồi” được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội những ngày này. Nhưng trong dịch bệnh mới thấu hiểu tấm lòng hào sảng của rất nhiều người con đang sinh sống ở thành phố. Giống như chị Huệ, gia đình chị Vân cũng nhiệt tình giúp đỡ cho bà con nghèo.

Ngoài tặng lương thực, thực phẩm cho người dân và lực lượng y tế ở các khu cách ly, gia đình chị Vân còn tự nấu hàng trăm suất cơm mỗi ngày để phát cho người nghèo, người vô gia cư, người bán vé số.

{keywords}
 
{keywords}
Những ngày gần đây, gia đình chị Vân thường tặng khoảng 250 suất ăn miễn phí cho người nghèo, người vô gia cư, bán vé số dạo tại địa chỉ 185C Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM.

Trước đó, gia đình chị tự mua thực phẩm. Tuy nhiên, kể từ lúc các chợ phải đóng cửa, chị cũng đứng ra kêu gọi hỗ trợ thêm từ mọi người xung quanh. “Việc chuẩn bị đủ nguyên liệu để nấu cơm phát cho bà con bây giờ khó khăn hơn trước rất nhiều”, chị Vân chia sẻ.

Chỉ còn vài tiếng nữa là cả thành phố sẽ chuyển sang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thế nhưng bởi trước đó thành phố đã bao bọc quá nhiều những người con nghèo khó, nên khi “thành phố mắc bệnh kéo dài”, những số phận ấy cũng lao đao. Lúc này, các nhà từ thiện tự nguyện như chị Huệ, chị Vân loay hoay không biết làm thể nào để giúp tiếp, bởi theo quy định người dân không được ra khỏi nhà khi không cần thiết. Liệu đi tặng quà từ thiện có được xem là trường hợp khẩn cấp cần thiết hay không? Ai cũng bày tỏ, nếu có thể tiếp tục, họ luôn sẵn sàng. 

Khánh Hòa
 

Sài Gòn mùa dịch: Cậu bé nhà nghèo đổ gục vì căn bệnh suy thận

Sài Gòn mùa dịch: Cậu bé nhà nghèo đổ gục vì căn bệnh suy thận

Cậu bé Lê Trần Huy đen đúa, ngồi nghiêng ngả như có thể đổ ụp bất cứ lúc nào. Mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, con đã gắn bó với bệnh viện gần 5 năm nay.