Trường hợp của tôi có phải là tai nạn lao động không, tôi có quyền yêu cầu chế độ riêng không. Xin hỏi như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để được hưởng chế độ?

Luật sư tư vấn:

Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

{keywords}
Ảnh minh họa

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau: 
a) Tai nạn lao động chết người; 
b) Tai nạn lao động nặng;
c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 trên đây, nếu địa điểm và thời gian xảy ra tai nạn là hợp lý trên tuyến đường từ công ty về nhà thì tai nạn giao thông mà bạn gặp phải được xác định là tai nạn lao động.

Tuy nhiên, để được xác định là tai nạn lao động thì tai nạn đó của bạn phải không thuộc các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

“a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.”

Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động

Bạn tham khảo Quyết định 166/QĐ-BHXH Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Lao động nữ được nghỉ 30 phút trong “ngày đèn đỏ”

Lao động nữ được nghỉ 30 phút trong “ngày đèn đỏ”

Nội dung này được đề cập tại Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), dự kiến bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.