Luật sư tư vấn:

Bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ lao động. 

Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

“1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận".

{keywords}
Ảnh minh họa

Thông thường, đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động trên cơ sở tiền lương theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Với những người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị có chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì bảo hiểm xã hội được đóng trên cơ sở tiền lương tính theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Đối với những trường hợp người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì việc đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện trên cơ sở mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Tuy nhiên, với những trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được trả lương, do đó việc đóng BHXH trong thời gian này được xác định theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, cụ thể:

Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.

Như vậy, nếu trường hợp trong tháng làm việc, người lao động có từ 14 ngày làm việc trở lên không làm việc và cũng không hưởng lương thì bảo hiểm xã hội của tháng đó sẽ không phải đóng. Ngoại lệ đối với người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng, nếu người lao động không đi làm và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc/tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội (trừ một số ngoại lệ nêu trên).

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Trường hợp tôi được đóng BHTN từ 01/01/2013 liên tục đủ 12 tháng đến 01/01/2014 tôi nghỉ việc thì thời gian 12 tháng này có được cộng dồn với 32 tháng mà tôi làm việc từ 2009-2012 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?