Hi vọng, từ nay sân chơi truyền hình ngày sẽ thêm đa dạng và phong phú hơn với những “tay chơi” như VOV/VTC để phục vụ khán giả.

Vào! Vào rồi!

Người ta gào lên, nhảy cẫng lên trong quán cà phê ở khu phố tôi tối qua khi Công Phượng ghi bàn thắng duy nhất trong những phút thi đấu cuối cùng của Đội tuyển U23 Việt Nam gặp Bahrain.

Lần đầu tiên trong lịch sử, đội bóng của chúng ta giành vé vào đá tứ kết ở một kỳ  Asiad.

Cảm ơn VOV/VTC và các doanh nghiệp đã tài trợ để hàng triệu người hâm mộ Việt Nam được hưởng những giây phút hân hoan đó.

Cũng tại quán cà phê đó cách đây 5 ngày, tôi và vài khách ngồi xem trận Việt Nam - Nhật Bản trên tivi được chủ quán kết nối với xoilac, một kênh phát lậu của vài người mê bóng đá.

Chốc chốc trong quán lại vang lên tiếng rủa xả, chửi thề khi màn hình treo cứng. Cùng dòng cảm xúc là những dòng status tràn ngập trên các trang mạng xã hội mấy ngày nay.

Tâm lý đó là có thể hiểu được: một đài truyền hình quốc gia với vị thế gần như độc quyền tự nhiên lại để hàng triệu người hâm mộ, từ nông dân, công nhân, trí thức đến lãnh đạo xem lậu những trận đấu của đội tuyển U23 quốc gia, đội tuyển đi hết từ trận thắng này đến trận thắng khác với những đối thủ rất đáng gờm của châu lục. 

{keywords}
Trận thắng của U23 Việt Nam đã khơi dậy biết bao cảm hứng.

Người ta có thể đặt ra câu hỏi, vậy đài truyền hình quốc gia có nhất thiết phải mua bản quyền truyền hình Asiad hay không?

Lý lẽ của câu hỏi này nằm ở chỗ, VTV đã được trao quyền để “thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc; được vận dụng cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, như Nghị định 02 ban hành đầu năm nay quy định.

Như vậy, với cơ chế “tự chủ” VTV có thể nói không với việc mua bản quyền truyền hình khi thấy không có lãi, thậm chí lỗ nặng.  Doanh nghiệp phải lời ăn lỗ chịu mà!

Đó rõ ràng là quyết định thuộc thẩm quyền của VTV và rất dũng cảm, chưa từng có tiền lệ.

Với tâm thức như vậy, VTV đã dám đục thủng chiếc áo khoác lâu nay vẫn đang bị khoác cho dưới danh nghĩa phải cung ứng những dịch vụ công ích mà trong nhiều trường hợp đặt nhẹ vấn đề hiệu quả tài chính, điều rất trái khoáy với tình trạng phải “tự chủ”.

Tôi thích cách đặt vấn đề của một luật sư: “Liệu chương trình truyền hình trận bóng của đội tuyển quốc gia có phải là dịch vụ công không?”

Người phủ định thì sẽ lập luận đơn giản: Đó là chương trình giải trí. Một chương trình giải trí thì sao có thể coi là dịch vụ công?

Người khẳng định sẽ vin vào lý do đó là đội tuyển quốc gia, hàng chục triệu người có nhu cầu xem, đó là thể diện quốc gia...

Đặt vấn đề như vậy, nhưng vị luật sư này cũng không đưa ra được đáp án cho câu hỏi rất khó này.

Hơn nữa, nếu chỉ có VTV là người mua duy nhất, thì rất có thể họ bị bắt chẹt với giá mua bản quyền rất cao. Theo nhiều nguồn tin, VTV đã gõ cửa nhiều doanh nghiệp xin tài trợ chứ không phải được doanh nghiệp đề nghị “cho tiền” mà từ chối.

Từ lâu nay, gánh trên vai “vị thế”, VTV cũng mặc nhiên phải gánh nhiều gánh nặng, mà một trong số đó là việc mua bản quyền các giải bóng đá với giá “cắt cổ”, mà nếu nói thẳng thắn ra, chưa chắc đã có hiệu quả tài chính.

Với vụ bản quyền Asiad, nếu những thông tin về mức giá cao của nhà cái là đúng, thì rõ ràng nhà cái đã bắt chẹt VTV. Đó là sự quá quắt của bên bán: tăng giá quá nhiều và không bán riêng gói bóng đá.

Rất có thể VTV (và hầu hết người hâm mộ bóng đá chúng ta) đã tính toán sai khi cho rằng đội tuyển đã không thể vào sâu đến vậy.

Tuy nhiên, bên cạch góc độ tự chủ, ở một khía cạnh khác, VTV còn được trao nhiệm vụ “góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân” như Nghị định 02.

Việc mua bản quyền để phát cho dân chúng xem các đội tuyển thể thao, nhất là bóng đá, thi đấu trong Asiad rõ ràng là phù hợp với chức năng “phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân” mà VTV được trao quyền theo nghĩa cả về cơ sở vật chất lẫn chức năng.

Phải nói rằng, VTV đang giữ vị thế gần như độc quyền trên thị trường truyền hình cả nước, dù khoảng 10 năm nay đã xuất hiện một số kênh truyền hình khác như VTC, truyền hình thông tấn, quốc hội, báo nhân dân và các đài truyền hình địa phương.

VTV luôn mạnh nhất về tất cả các khía cạnh, từ cơ sở vật chất, hệ thống, mạng lưới, nhân sự thậm chí là cả những chính sách cho họ.

Trong Nghị định 02 mới ban hành đầu năm nay, VTV có quyền hạn rất lớn: Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống truyền hình Việt Nam.

Điều này có nghĩa, VTV vừa là một tay chơi trong lĩnh vực truyền hình, vừa được quyền đưa ra luật chơi trên chính sân chơi đó.

Không rõ, hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho VTV bao nhiêu, nhưng chắc chắn là có khi Nghị định này có nhắc về điều đó: VTV “phải quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước được giao”.

Rõ ràng, từ thực tiễn đến chính sách, VTV đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực truyền hình.

Việc VTV không mua bản quyền Asiad 18, dù họ chịu rất nhiều sức ép từ ngôn luận lẫn chính trị, lại mở ra cơ hội khác cho VOV/VTC tiếp cận để phục vụ hàng triệu người hâm mộ, điều mà trước đây VOV/VTC có nằm mơ cũng không thấy.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: vì lẽ gì mà VTV lại làm công văn xin VOV/VTC truyền lại các trận đấu của các đôi tuyển, và khi chưa đạt được thỏa thuận đã vội vàng phát sóng trận đấu giữa U23 Việt Nam và Bahrain tối qua để rồi buộc phải dừng lại?

Cá nhân tôi nghĩ, chuyện xin tiếp sóng là “cái dũng” của VTV, bỏ qua sự tự phụ để phục vụ khán giả. Ở nhiều vùng của đất nước này, hàng triệu khán giả, hàng triệu người hâm mộ vẫn chỉ có cơ hội xem trận đấu qua kênh của VTV chứ đâu đã đươc tiếp cận đến các kênh khác. Hơn mọi lời nói, hành động đó nói lên nhiều điều!

Hi vọng, từ nay sân chơi truyền hình ngày sẽ thêm đa dạng và phong phú hơn với những “tay chơi” như VOV/VTC để phục vụ khán giả.

Còn cá nhân tôi rất thích thú tìm đọc những phát biểu liên quan của lãnh đạo VOV, rất kịp thời, đầy thông tin và rất gần gũi.

Mấy ngày nữa, tôi lại xem đội tuyển đá một cách đàng hoàng trên VOV/VTC và không còn mang tâm trạng của một người “ăn cắp” khi xem lậu trên xoilac.

Tư Giang

Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì?

Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì?

Hậu vệ Vũ Văn Thanh khoanh tay đứng hiên ngang sau khi thực hiện thành công cú sút 11m quyết định đưa ĐT U23 Việt Nam vào chung kết có lẽ là hình ảnh lung linh nhất cho kỳ tích của bóng đá Việt Nam tại AFC U23 châu Á.

U23 Việt Nam và chuyện quảng bá hình ảnh đất nước

U23 Việt Nam và chuyện quảng bá hình ảnh đất nước

Quảng bá hình ảnh đất nước là cả một câu chuyện dài và vô cùng phong phú về cách làm cũng như hiệu quả thu nhận.    

U23 Việt Nam và ‘sân bóng’ thăm thẳm phía trước

U23 Việt Nam và ‘sân bóng’ thăm thẳm phía trước

Liệu những chàng trai từng tràn đầy tự tin tự tin, vượt qua cả hiệp chính lẫn hiệp phụ và các cú sút luân lưu cân não của bóng đá, có giữ được bản lĩnh đó trên “sân bóng” cuộc đời thăm thẳm phía trước…?    

Vi phạm bản quyền "Cô Ba Sài Gòn": Luật đủ, vấn đề ở thực thi và truyền thông, giáo dục

Vi phạm bản quyền "Cô Ba Sài Gòn": Luật đủ, vấn đề ở thực thi và truyền thông, giáo dục

Vụ vi phạm bản quyền phim "Cô Ba Sài Gòn" bằng hành vi livestream (quay và phát trực tiếp) từ rạp Lotte ở Vũng Tàu đang làm nóng dư luận.

VTV xin tiếp sóng trực tiếp Asiad 18 của VOV/VTC

VTV xin tiếp sóng trực tiếp Asiad 18 của VOV/VTC

Sau khi VOV/VTC công bố sở hữu bản quyền truyền hình Asiad 2018, phía VTV đã gửi công văn xin tiếp sóng truyền hình Á vận hội đang diễn ra tại Indonesia.