- Không chỉ giới hạn ở vấn đề vi phạm bản quyền các cơ quan truyền thông, Facebook lâu nay vẫn là nơi chứa rất nhiều thông tin vi phạm bản quyền được “che chắn” bởi cái “mác”: Người dùng chia sẻ.

Vào hôm thứ tư tuần qua (12/9), các nhà lập pháp ở Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác phải trả tiền bản quyền cho các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác. 

Vi phạm bản quyền đủ mọi thứ

Việc áp dụng luật do Liên minh châu Âu vừa thông qua sẽ gây ra vấn đề lớn bởi chi phí để phát triển các bộ lọc nội dung không rẻ, đồng thời kết quả của nó chưa chắc đã thực sự hiệu quả. Dù đề xuất này không yêu cầu các công ty phải sử dụng bộ lọc tự động (tương tự như cách mà Google áp dụng bộ lọc cho YouTube để “quét” bản quyền các video tải lên) nhưng có lẽ các hãng công nghệ buộc phải làm vậy nếu muốn tồn tại trên mạng mà không vi phạm bản quyền. Quy tắc này hiện chỉ áp dụng tại châu Âu, nhưng các công ty có thể sẽ áp dụng nó trên phạm vi toàn cầu.

Vấn đề vi phạm bản quyền không phải là mới, nó đã tồn tại rất lâu trên Facebook và không chỉ giới hạn ở các nội dung, tin tức của các hãng thông tấn, các cơ quan truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm, các dịch vụ,... Tại Việt Nam, nếu như trước đây các diễn đàn là "nơi tập trung" các nội dung vi phạm bản quyền như chia sẻ ứng dụng crack, game crack, key bản quyền “lụi” (mua bằng thẻ tín dụng “chùa” chẳng hạn),... thì ngày nay cộng đồng này gần như đã chuyển hẳn qua mạng xã hội Facebook thông qua các Trang (Page), hay Nhóm (Group).

{keywords}

Fanpage là một hình thức chia sẻ nội dung được nhiều người dùng Facebook ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với các nội dung vi phạm bản quyền đăng tải lên fanpage, các trạng này có thể thu được lượng lớn người xem. Tuy nhiên, sau đợt “quét” bản quyền các fanpage khiến nhiều trang "không cánh mà bay", cộng đồng này bắt đầu chuyển qua sử dụng group nhiều hơn, với nhiều group có đến hàng trăm ngàn người tham gia.

Đặc điểm của group là có nhiều chức năng tương tự như diễn đàn trước đây. Mỗi group sẽ có các trạng thái như Public (Công khai - ai cũng xem được bài viết), Closed (Đóng - bài viết chỉ hiển thị với người tham gia group). Bên trong group các thành viên có thể đăng tải nội dung thoải mái. Nội dung có thể được đăng lên group ngay hoặc chờ người kiểm duyệt duyệt bài viết (trong trường hợp group đó bật chế độ kiểm duyệt).

{keywords}

Dạo thử một group khá lớn có tên J...Community, bạn có thể tìm thấy đủ mọi thứ nội dung vi phạm bản quyền bao gồm phim ảnh, ứng dụng,... Phần lớn các nội dung này được tải lên các trang chia sẻ như Fshare, Google Drive sau đó dẫn liên kết trong group để ai cũng có thể tải về nhanh chóng. Cho đến nay, mặc dù tồn tại rất nhiều group chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền tuy nhiên Facebook vẫn hoàn toàn chưa có động thái nào để xử lý các group dạng này.

Video và Live stream vẫn là vấn đề khó nhất

Tương tự như fanpage, các group của Facebook vẫn có thể “dễ dàng” bị Facebook hỏi thăm và sàng lọc những thông tin vi phạm bản quyền rõ ràng như ứng dụng crack, game crack, tài liệu chia sẻ như ở trên. Hay group cũng có thể bị xoá như fanpage. Tuy nhiên, một vấn đề lớn khác mà Facebook (và cả YouTube) cho đến nay vẫn rất khó xử lý, đó là vấn đề bản quyền video, đặc biệt là video phát trực tiếp (live stream).

Theo đó, cơ chế xử lý vi phạm bản quyền của các trang Facebook và YouTube chủ yếu là từ báo cáo vi phạm và rà soát tự động bằng các thuật toán, trí thông minh nhân tạo (AI). Do đó, hầu như chỉ phát hiện những nội dung vi phạm giống hoàn toàn so với nội dung gốc. Trong khi đó, người dùng Việt Nam lại quá “mánh khoé” khi có nhiều chiêu trò để lách luật như dùng tính năng live streaming facebook, hoặc thu nhỏ màn hình lại,... dạng “lách” này cho đến nay gần như mọi nền tảng đều không thể nào xử lý triệt để được.

Lấy ví dụ như đợt ASIAD 2018 vừa qua, các tài khoản thường xuyên livestream các trận đấu trực tiếp, mặc dù thuật toán của Facebook đã xử lý và chặn rất nhiều kênh nhưng không cách nào “quét” hết được vì cứ chặn tài khoản này họ lại đổi ngay sang tài khoản khác, nhiều tài khoản vi phạm bản quyền còn thu nhỏ hình ảnh, hoặc bóp méo tiếng đi một chút so với video gốc để Facebook không thể tự phát hiện ra hành vi vi phạm.

Cá biệt, Facebook giờ đây còn là nơi lưu trữ kho phim dành cho các trang phim lậu. Tận dụng việc có thể thoải mái tải lên các video, các trang phim lậu đã tải lên rất nhiều bộ phim vi phạm bản quyền, sau đấu lấy link video mà Facebook cung cấp (thông qua API) để chiếu trực tiếp trang các trang phim lậu.

Có thể nói, nạn vi phạm bản quyền truyền hình Internet ở Việt Nam vẫn còn nhức nhối phần lớn là do tín hiệu gốc không có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, từ đó các ứng dụng lậu sẽ sử dụng chính các tín hiệu đó và phát lên ứng dụng của mình, hay trên Facebook. Bên cạnh đó, việc Facebook tồn tại rất nhiều tại khoản ảo, thiếu “định danh” dẫn đến rất khó trong công tác quản lý, rà soát. Ngoài nạn tung tin tức giả câu view, vấn đề “thoải mái” ngôn từ, vấn đề vi phạm bản quyền cũng thật sự đang làm đau đầu các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

EU ra tối hậu thư cho Facebook Google, Apple ra mắt iPhone mới

EU ra tối hậu thư cho Facebook Google, Apple ra mắt iPhone mới

EU ra tối hậu thư cho Google, Facebook; Apple ra mắt loạt iPhone mới; Chuyển đổi SIM 11 thành 10 số,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Lãnh đạo Facebook cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam

Lãnh đạo Facebook cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam

Tại buổi trao đổi với lãnh đạo Bộ TT&TT, Phó chủ tịch Facebook cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hình thành nhóm làm việc chung giữa Facebook với cơ quan quản lý Việt Nam.

EU yêu cầu Facebook, Google trả tiền bản quyền

EU yêu cầu Facebook, Google trả tiền bản quyền

Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác phải trả tiền bản quyền cho các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác.

An Nhiên