Tại Nhật Bản, các khu phố dưới lòng đất được xây dựng từ những năm 1932. Người Nhật đang tích hợp Internet vạn vật để quản lý các công trình này.

Giải pháp xử lý vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam

Những con số thống kê cho thấy, 54% dân số thế giới sống tại các thành phố, đô thị. Theo dự báo của các nhà khoa học, đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá trên toàn thế giới là khoảng 60%. Đô thị hoá giúp phát triển kinh tế nhưng cũng mang đến nhiều vấn đề, đó là việc quá tải cơ sở hạ tầng, chất lượng sống suy giảm, môi trường bị ô nhiễm...

Dù chỉ chiếm 2% diện tích thế giới, các thành phố là nơi tiêu thụ 80% tài nguyên thiên nhiên. Đây là yếu tố chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Điều này đặt ra yêu cầu phải quản lý hài hoà các đô thị. Việc phát triển các mô hình đô thị thông minh được xem như giải pháp để giải quyết tình trạng này.

{keywords}
Diễn đàn Xã hội Kỹ thuật số Châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư (PGS.TS.KTS) Lưu Đức Cường, quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng): “Việt Nam là một trong những nước phát triển về lĩnh vực ICT. Tỷ lệ người dân dùng Internet tại Việt Nam thuộc hàng top thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển đô thị thông minh. Đô thị thông minh giúp giải quyết các vấn đề tồn tại của đô thị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.”

Người đứng đầu Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia cho biết, thế giới chưa có một khái niệm thống nhất về đô thị thông minh. Việt Nam cũng đang có những bước đầu tiên để làm rõ nội hàm này.

Theo Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), khái niệm đô thị thông minh gắn với đô thị thông minh bền vững. Đây là đô thị được ứng dụng ICT và các phương tiện khác để cải thiện cuộc sống, hiệu quả quản lý vận hành và dịch vụ thành phố, mức độ cạnh tranh, trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về mọi khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa”.

Thế giới có nhiều cách thức và con đường khác nhau để phát triển đô thị thông minh. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, chính phủ điện tử, giao thông và năng lượng là 3 lĩnh vực thường được ưu tiên lựa chọn.

{keywords}
PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường, quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia chia sẻ về tầm nhìn đô thị thông minh ở Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Tính đến 31/2/2017, Việt Nam hiện có tổng cộng 815 đô thị, tỷ lệ đô thị hoá đạt 37%. Việt Nam cũng đã có quy hoạch tổng thể để phát triển hệ thống các đô thị, bên cạnh đó là những chương trình nâng cấp và phát triển đô thị quốc gia.

Theo PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường: “Đây là những công cụ hoạch định chính sách cấp vĩ mô để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển đô thị thông minh”.

Theo quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia, “Thông thường, các đô thị cơ bản sẽ phát triển thành đô thị hiện đại rồi mới đi đến hình thái đô thị thông minh. Các đô thị tại Việt Nam mới chỉ ở mức rất cơ bản. Việc phát triển đô thị thông minh sớm sẽ là cơ hội để Việt Nam đi tắt đón đầu, qua đó giúp giải quyết các vấn đề vẫn còn đang tồn tại”.

Nhật Bản phát triển thành phố thông minh dưới lòng đất

Tại diễn đàn Xã hội Kỹ thuật số Châu Á vừa được tổ chức tại Việt Nam, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm để phát triển đô thị thông minh.

Theo ông Hiroyuki Shindo, chuyên gia của Viện nghiên cứu Nikken Sekkei (Nhật Bản): “Các đô thị ở châu Á gặp vấn đề do việc tăng trưởng dân số. Mật độ dân cư cao, không gian sống ngày càng thu hẹp dẫn tới vấn nạn ùn tắc giao thông. Nhu cầu sử dụng điện gia tăng gây nên tình trạng thiếu nguồn cung cấp điện. Việc tìm kiếm các nguồn năng lượng giá rẻ mang theo những vấn đề về ô nhiễm môi trường”.

{keywords}
Biểu đồ cho thấy tốc độ phát triển các trung tâm thương mại ngầm tại Nhật Bản. Ảnh: Trọng Đạt

Để giải quyết tình trạng này, từ năm 1932, Nhật đã cho xây dựng các không gian ngầm ngay dưới những đô thị. Tính đến nay, có tổng cộng 1,1 triệu mét vuông khu phố ngầm được Nhật Bản xây dựng trên toàn quốc. Quốc gia này hiện là cường quốc thế giới về xây dựng các khu phố ngầm.

Hệ thống công trình ngầm của Nhật được chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm đường cấp khí gas, nước, điện, thông tin liên lạc…. Nhóm thứ hai là các công trình giao thông đô thị như tàu điện ngầm, đường giao thông ngầm, bãi đỗ xe ngầm… Với nhóm thứ ba, đó là các công trình thương mại dịch vụ như những khu phố mua sắm dưới lòng đất.

{keywords}
Sơ đồ một trung tâm thương mại ngầm dưới lòng đất tại thành phố Kobe (Nhật Bản). Ảnh: Trọng Đạt

Thống kê của Viện nghiên cứu Nikken Sekkei cho thấy, có khoảng 60 khu phố ngầm đang hoạt động tại Nhật. Diện tích trung bình mỗi khu phố khoảng 18.000 mét vuông. Trong vài năm trở lại đây, Nhật đã tích hợp nhiều ứng dụng công nghệ mới vào việc quản lý các khu phố.

Mỗi tuyến phố như vậy đều được lắp đặt các thiết bị thị sai laser. Đây là loại cảm biến có kích thước nhỏ và được gắn cố định. Nó có nhiệm vụ theo dõi lượng người di chuyển nhờ việc bắn ra tia laser và bắt lại các tia phản xạ.

{keywords}
Các "thành phố ngầm" tại Nhật đều được lắp các cảm biến theo dõi dòng người di chuyển, từ đó đưa ra các điều chỉnh cho hệ thống không khí vận hành khu phố. Những dữ liệu này cũng có ý nghĩa rất lớn trong trường hợp xảy ra thảm họa. Ảnh: Trọng Đạt

Từ dữ liệu thu thập được, hệ thống tiến hành điều khiển công suất điều hoà và các máy bơm khí. Việc áp dụng công nghệ mới giúp nước Nhật cắt giảm 30% điện năng tiêu thụ của các khu phố ngầm.

Công nghệ dữ liệu lớn cũng giúp chính phủ Nhật đưa ra cảnh báo và chỉ dẫn kịp thời trong trường hợp gặp phải thiên tai hay thảm họa. Thực tế cho thấy, trong trường hợp xảy ra động đất, chỉ dẫn từ chính phủ giúp người dân rút ngắn thời gian đến nơi trú ẩn xuống chỉ còn một nửa.

Vị chuyên gia Nhật Bản cho rằng, việc phát triển xã hội kỹ thuật số mang tới nhiều ưu điểm. Những bài học trong quá khứ của Nhật sẽ là kinh nghiệm quý báu cho việc giải quyết vấn đề đô thị hoá ở Việt Nam.

Trọng Đạt

Việt Nam sẽ có ít nhất 3 thành phố thông minh vào năm 2020

Việt Nam sẽ có ít nhất 3 thành phố thông minh vào năm 2020

Với việc hàng loạt các tỉnh, thành phố đang lập đề án xây dựng thành phố thông minh, Việt Nam thậm chí sẽ có hàng chục đô thị thông minh trong thời gian tới.

Người Sài Gòn được hưởng lợi gì từ thành phố thông minh?

Người Sài Gòn được hưởng lợi gì từ thành phố thông minh?

Mục tiêu quan trọng của TP.HCM trong đề án xây dựng thành phố thông minh sắp công bố đó là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm...

Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng thành phố thông minh an toàn nhất

Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng thành phố thông minh an toàn nhất

Viện Brookings vừa công bố Báo cáo xếp hạng các thành phố toàn cầu về đổi mới an toàn công cộng tại Ngày Sáng tạo Huawei Châu Á – Thái Bình Dương 2017.

Bill Gates bỏ 80 triệu USD xây thành phố thông minh giữa lòng sa mạc

Bill Gates bỏ 80 triệu USD xây thành phố thông minh giữa lòng sa mạc

Đây là thành phố có người ở với những tiện ích thông minh kiểu mẫu, xe tự hành, thùng rác thông minh cùng đường truyền Internet tốc độ cao.