Do đặc tính truyền sóng của các băng tần số cao (băng tần trên 24 GHz) nói chung và băng tần 28 GHz nói riêng nên khó có thể đi xuyên qua vật cản như các bức tường, cửa sổ,… Nghĩa là chúng khó có thể sử dụng được trong nhà nếu thiết bị đầu cuối người dùng không nằm trong tầm nhìn thẳng của các trạm gốc 5G.

NTT Docomo phát triển công nghệ 5G băng tần 28 GHz truyền xuyên tường
NTT Docomo phát triển công nghệ cho phép tín hiệu 5G trong băng tần 28 GHz truyền qua cửa sổ.

Được phát triển cùng với AGC, một nhà sản xuất kính Nhật Bản, công nghệ mới này là một thấu kính siêu mặt phẳng giống như phim có thể được gắn vào bề mặt cửa sổ. Sau khi được gắn vào bề mặt cửa sổ, tín hiệu vô tuyến trong băng tần 28 GHz có thể đi qua cửa sổ và có sẵn để sử dụng trong nhà.

Liên quan đến công nghệ mới này, NTT Docomo cho biết, tín hiệu 28 GHz có độ nhiễu xạ thấp, có nghĩa là các loại tín hiệu này không thể xuyên qua cửa sổ và để sử dụng được thì thiết bị đầu cuối của người dùng phải nằm trong tầm nhìn thẳng của các trạm gốc. Nhưng khi sử dụng thấu kính siêu mặt phẳng này thì nó cho phép các tín hiệu vô tuyến trong băng tần 28 GHz có thể trực tiếp đi qua những điểm cụ thể trong nhà.

Ngoài ra, vật liệu thấu kính siêu mặt phẳng là một loại phim trong suốt có thể bao phủ hầu như toàn bộ bề mặt bên trong của cửa sổ và được thiết kế để chấp nhận được về mặt thẩm mỹ.

Đặc biệt, nó cũng không ảnh hưởng đến tín hiệu sóng vô tuyến của mạng 4G LTE và băng tần dưới 6 GHz, vì vậy có thể được sử dụng để cải thiện khả năng thu tín hiệu vô tuyến trong băng tần 28 GHz mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của các tần số vô tuyến khác.

Phan Văn Hòa (Theo ZDnet)

Singapore đầu tư thêm 22,57 triệu USD để thúc đẩy phát triển 5G

Singapore đầu tư thêm 22,57 triệu USD để thúc đẩy phát triển 5G

Theo một thông báo vừa được đưa ra từ Cơ quan Phát triển truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA), Singapore đã dành thêm 30 triệu đô la Singapore (22,57 triệu USD) để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng các sản phẩm và dịch vụ 5G trong nước.