- Lễ vật cúng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3) bát bánh trôi, 3 (hoặc 5 bát) bánh chay đặt gọn gàng, nghiêm chỉnh lên bàn thờ tổ tiên.

Lễ vật và cúng khấn Tết Hàn thực

Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3/3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay. 

{keywords}
Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS - TS Trịnh Sinh

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết: "Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. 

Ngày này thường được cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên  cũng nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương. Tục làm bánh trôi, bánh chay để nhắc lại sự tích “bọc trăm trứng” của bà Âu Cơ.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng cho biết thêm, dù có mang dáng dấp của văn hóa Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực ở Việt Nam có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng. Bánh trôi tượng trưng cho trời và bánh chay tượng trưng cho đất. 

Lễ vật cúng ngày Tết Hàn thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3) bát bánh trôi, 3 (hoặc 5 bát) bánh chay đặt gọn gàng nghiêm chỉnh lên bàn thờ tổ tiên.

Văn khấn Tết Hàn thực (Theo Văn khấn nôm truyền thống - NXB Thanh Hóa)

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. 

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận...

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Bài cúng Táo quân theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'

Bài cúng Táo quân theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'

Ngoài những lễ vật, mâm cỗ, vàng mã chuẩn bị cho lễ tiễn ông Công ông Táo về trời còn có những bài văn khấn bài bản.

Văn khấn đêm giao thừa mọi nhà hay dùng

Văn khấn đêm giao thừa mọi nhà hay dùng

Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Trong lễ cúng, văn khấn phải được đọc một cách thành kính và trang trọng.

Bài cúng tất niên theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'

Bài cúng tất niên theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'

Để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào năm mới, các gia đình ở Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm. Bữa cơm này có kèm một mâm lễ cúng tổ tiên, lễ này gọi là lễ tất niên.

Bài khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà theo 'Văn khấn nôm truyền thống'

Bài khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà theo 'Văn khấn nôm truyền thống'

Từ bao đời nay, vào thời khắc giao thừa, người Việt thường cúng lễ ngoài trời và trong nhà.

Diệu Bình