Trong khi một số trẻ mất cả cha lẫn mẹ thì một số đứa khác còn một trong hai nhưng lại không thể nhận được sự chăm sóc về mặt vật chất và tâm lý từ cha mẹ mình.

Cuộc chiến chống Covid-19 của Ấn Độ ngày càng diễn ra căng thẳng thì số trẻ em mồ côi ở nước này ngày càng gia tăng.

Ở Kolkata, một đứa trẻ sơ sinh vừa mới mất cả cha lẫn mẹ và ông bà nội vì Covid-19. Đứa trẻ dương tính với virus nhưng vẫn còn sống. Họ hàng được cho là người phải chăm sóc đứa trẻ. Cuối cùng, ông bà ngoại của cô bé – những người sống ở một thành phố khác – đã đứng ra nhận trách nhiệm.

“Câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi vì Covid sẽ ám ảnh chúng tôi rất lâu về sau” – Anuradha Sharma, một nhà báo ở Tây Bengal cho hay.

{keywords}
Nhiều trẻ em Ấn Độ mất cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Ảnh: Reuters

Sharma cho biết sự miễn cưỡng của người thân trong việc chăm sóc những đứa trẻ này có lẽ chỉ là tạm thời nhưng nó phản ánh “trạng thái tinh thần mong manh mà tất cả chúng ta đang trải qua ngay lúc này”.

Ở Karnataka, các nhà hoạt động đã nêu ra 2 trường hợp mồ côi bị bỏ lại mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Trong một trường hợp, cảnh sát Delhi đã giải cứu 2 anh em ruột được cho là có ý định tự tử sau khi cha mẹ chúng chết vì Covid-19 vào tuần trước.

Trong nhiều trường hợp, họ hàng là nơi những đứa trẻ này tìm đến đầu tiên, nhưng nếu phương án này không khả thi, nhà nước phải vào cuộc.

Protsahan, một tổ chức phi Chính phủ đang làm việc tại khoảng 50 khu ổ chuột ở khu vực Uttam Nagar, Delhi cho biết, họ đã từng gặp những trường hợp rất khó khăn mới đây.

“Có nhiều trường hợp cả cha và mẹ đều đã chết. Điều quan trọng nhất bây giờ là phản ứng của thể chế với những trường hợp này. Mọi người đang kêu gọi việc nhận con nuôi nhưng phải tuân theo một cơ chế pháp lý phù hợp vì tương lai và hạnh phúc của những đứa trẻ” – ông Sonal Kapoor, người sáng lập kiêm giám đốc của tổ chức nhận định.

Một số lời kêu gọi nhận nuôi bọn trẻ đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cảnh báo rằng những cách thức này có thể gây hại đến hạnh phúc của trẻ.

Uỷ ban Bảo vệ Quyền trẻ em Delhi (DCPCR) đã kêu gọi mọi người không truyền đi những thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông xã hội. Uỷ ban này cũng khuyên các gia đình có nhu cầu nhận con nuôi nên tuân theo đúng quy trình pháp lý.

“Đừng tin bất cứ ai nói rằng họ có thể giao cho bạn một đứa trẻ để làm con nuôi. Họ đang nói dối hoặc gây hiểu nhầm, hoặc họ đang tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Hãy liên hệ với luật sự để được tư vấn” – dòng chia sẻ của chủ tịch DCPCR viết trên Twitter.

Cơ quan này cũng cung cấp một đường dây nóng chuyên hỗ trợ những đứa trẻ mồ côi hoặc những trẻ có cha mẹ đang nằm viện.

Các nhà hoạt động cho biết, các tình huống phức tạp khác cũng đang nảy sinh do hậu quả của đại dịch. Ngay từ năm ngoái, đại dịch đã gây ảnh hưởng tới những đứa trẻ thuộc tầng lớp nghèo.

“Không chỉ năm nay, từ năm ngoái chúng ta cũng đã thấy trẻ em bị ảnh hưởng theo nhiều cách. Chúng tôi đã phát hiện ra các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em trong các khu ổ chuột vì chúng là đối tượng dễ bị tổn thương” – ông Kapoor, người sáng lập Protsahan cho hay.

Báo cáo của một tổ chức phi chính phủ ghi nhận ít nhất 5 trường hợp loạn luân.

“Mẹ tôi sợ phải bỏ cha tôi vì bà ấy phụ thuộc tài chính vào ông. Bà không biết ông đã làm những việc sai trái” – báo cáo trích dẫn lời của một cô gái tuổi vị thành niên. Cha mẹ cô, giống như nhiều người khác, mất đi nguồn thu nhập do đại dịch.

Một trường hợp khác, người thân của một cô gái vị thành niên muốn cô bé kết hôn. “Mẹ con bé chết vì Covid. Bây giờ, chúng tôi sẽ cho con bé kết hôn sớm để con bé ở với chồng và không còn là trách nhiệm của chúng tôi nữa” – báo cáo viết.

Tổ chức phi chính phủ này cho biết họ đang theo dõi sát sao những trường hợp như thế. Ngay cả khi những câu chuyện về sự khốn khổ của người nghèo xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông thì họ cũng mới chính là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Đăng Dương (Theo India Today)

Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ

Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ

26 tuổi, còn chưa hoàn thành xong chương trình đào tạo y khoa nhưng bác sĩ Aggarwal phải đưa ra quyết định ai được sống, ai phải chết - việc mà anh cho rằng nên là trách nhiệm của Chúa.