Cao Văn Long (SN 1994, Thanh Hóa) đang là sinh viên năm cuối một trường đại học ở Hà Nội, có kinh nghiệm 7 năm trong công việc ship (giao hàng).

‘Làm việc này khá mệt mỏi nhưng sau những thời gian nghỉ (thi học kỳ hay bị ốm) tôi cảm thấy bí bách và nhớ công việc’.

Việc giao hàng không kể thời gian, mưa nắng hay ngày lễ, Tết nên đem lại cho Long nguồn thu khá ổn định. Tuy nhiên không ít hiểm nguy đợi các shipper trên nhiều tuyến đường.

{keywords}
Xe ôm công nghệ của một hãng tại vỉa hè khu vực quận Đống Đa, Hà Nội.

‘Các shipper là nạn nhân của nhiều trò lừa đảo. Trong đó phổ biến nhất là việc chủ và khách 'bắt tay' cùng lừa đảo’.

Theo anh Long, một ngày, shipper nhận được cuộc gọi yêu cầu giao hàng. Đơn (quần áo) có giá trị chỉ 200 nghìn đồng cùng 40 nghìn tiền ship, shipper sẽ phải đặt cọc cho khách 200 nghìn sau đó mang hàng đi. Sau khi giao hàng cho khách, shipper sẽ nhận lại 240 nghìn từ khách và kết thúc đơn.

‘Sau khoảng 2, 3 lần xuôi chèo mát mái, shipper tiếp tục nhận được đơn hàng có giá trị hơn, khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Shipper phải vay mượn để đặt cọc cho chủ 2 triệu đồng, sau đó mang hàng đi giao.

Tuy nhiên khi đến nơi, người giao hàng gọi điện cho khách ra nhận hàng nhưng số điện thoại không gọi được. Shipper gọi lại cho chủ thì điện thoại cũng trong tình trạng tương tự. Cuối cùng, người giao mở hàng ra kiểm tra phát hiện toàn vật dụng hư hỏng, không có giá trị. Như vậy người giao hàng bị lừa mất 2 triệu đồng’, anh Long chia sẻ.

Cũng theo anh Long, các shipper thấy đơn hàng ‘ngon’, ví dụ chỉ đi khoảng 6-7 km nhưng được trả 100 nghìn đồng, rất dễ ‘cắn câu’.

Anh Long chia sẻ về một vụ lừa đảo khác xảy ra với người bạn trong giới ship hàng của anh cách đây vài tháng.

‘Đó là một sinh viên nhận được cuộc điện thoại yêu cầu giao hàng với giá khá cao. Vào khoảng 11h30, khách yêu cầu anh đến khu vực Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) để nhận hàng.

Khi sinh viên đến, khách yêu cầu vào ngõ mới trả tiền. Đi vào ngõ, khách là một người đàn ông, rút dao ra kề vào cổ yêu cầu shipper xuống xe. Tên cướp bắt buộc shipper phải nhảy xuống một cái giếng cạnh đó. Sau đó, hắn lấy xe phóng đi mất’, anh Long kể lại.

May mắn cái giếng mà shipper nhảy xuống là một giếng cạn. Anh ta thoát được ra ngoài, sau đó đến cơ quan chức năng trình báo.

‘Đối tượng tiến hành cướp xe có thể nghiện ngập, không còn gì để mất nên hành động rất liều lĩnh’, anh Long nhận định.

Để tránh nguy hiểm, những người giao hàng lâu năm có nguyên tắc riêng của mình. Họ quan sát khách và mạnh dạn từ chối nếu cung đường quá xa hoặc vào đêm muộn.

Ngoài ra, anh Long nhấn mạnh, shipper không nên nhận hàng ở những nơi địa chỉ không cụ thể như chân toà nhà chung cư, đầu ngõ, quán cà phê... phải vào tận nhà, cửa hàng của người thuê mình. Khi tới địa điểm giao hàng, họ cần cảnh giác, quan sát xung quanh, không đến nơi vắng vẻ và tránh mang theo tài sản có giá trị.

Nếu như các shipper lo lắng gặp những trường hợp lừa đảo, khách khó tính thì các chủ cửa hàng cũng đau đầu khi gặp phải shipper làm việc thiếu chuyên nghiệp.

Chị Lê Thị Hoa (SN 1987), chủ một shop hàng ở Thanh Xuân, Hà Nội, cũng vướng phải những lần ấm ức trong khi thuê người chuyển hàng cho khách.

‘Lần đó, khách và shipper cãi nhau lớn và yêu cầu tôi đứng ra phân xử. Shipper giao một món hàng và gọi điện thoại báo khách ra nhận. Tuy nhiên sau 1 cuộc điện thoại, không thấy khách ra nhận hàng, shipper liền đi về.

Người giao hàng cho rằng, khách không tôn trọng người giao khi để người khác phải chờ đợi. Trong khi đó, khách lại than vãn mới chờ được khoảng 3 phút, shipper đã nổi giận, bỏ về’, chủ cửa hàng kể lại.

Chị Hoa nói, gọi người giao hàng xảy ra rất nhiều vấn đề. Khi nào đơn được giao tận tay khách, các chủ cửa hàng mới yên tâm.

‘Thậm chí, có những shipper còn lừa tiền của khách’, chị Hoa cho biết thêm.

Cách lừa của shipper là thu phí giao hàng cao hơn so với thỏa thuận. Cụ thể đơn hàng trị giá 30 nghìn đồng nhưng shipper lấy lên 80 - 100 nghìn.

Lúc giao hàng, khách không ở nhà chỉ có người mẹ đã cao tuổi ra nhận hộ. Bà cụ không hay biết, giao đúng số tiền trên. Khi khách gọi điện phàn nàn chi phí giao hàng cao, chị Hoa mới tá hỏa.

Lúc này, chị gọi điện cho shipper thì nhận được lời giải thích: ‘Em thu nhầm’. Anh ta hứa sẽ trả lại tiền bằng cách nạp thẻ điện thoại cho chị Hoa.

Tuy nhiên sau đó, anh ta lờ đi. Mặc dù số tiền không nhiều nhưng các làm việc như vậy cũng khiến các chủ shop bức xúc.

Đợi 1 tiếng giữa nắng nóng, shipper bị khách Hà Nội ‘bom hàng’ tiền triệu

Đợi 1 tiếng giữa nắng nóng, shipper bị khách Hà Nội ‘bom hàng’ tiền triệu

 Không phải bỏ vốn, công việc giao hàng đưa đến cho các shipper nguồn thu nhập khá tốt tuy nhiên họ cũng gặp phải nhiều tình huống cười ra nước mắt từ công việc này.

Ngọc Trang - Nguyễn Thảo