Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại (Tân Việt Books và NXB Dân trí ấn hành) viết về sự trỗi dậy rồi sụp đổ của đế chế Inca và những tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới; cũng như những nhân tố then chốt tác động lên quá trình này. Đây là cuốn sách không thể thiếu đối với mọi chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo không muốn rơi vào bẫy ảo tưởng của sự bất khả chiến bại và duy trì được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

{keywords}
 

Từ đế chế Inca đến những tập đoàn khổng lồ trên thế giới

Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới đều biết đến đế chế Inca. Trong vòng 100 năm, người Inca có thể gây dựng được một đế chế rộng hơn 5.000 km dọc theo dãy Andes, tính từ nơi hiện giờ là Ecuador ở phía Bắc cho đến Chile ở phía Nam. Người Inca đã tổ chức và điều hành hiệu quả một vương quốc gồm hơn 200 dân tộc sinh sống, họ biết cách tạo ra thặng dư nhờ kỹ thuật nông nghiệp vượt trội, biết xây dựng những kho tích trữ lương thực, biết chăm sóc cho người bệnh và cả những gia đình đã mất đi trụ cột tài chính. Họ đạt được tất cả những điều đó ở cùng thời điểm mà đại dịch và nạn đói đang hoành hành khắp châu Âu.

Trong điều kiện các phương tiện liên lạc và giao thông vẫn còn hết sức thô sơ nhưng đội ngũ các nhà lãnh đạo của Inca vẫn thu phục được các quốc gia khác về dưới trướng của mình, đồng thời duy trì được hòa bình nhờ vào việc tái định cư, phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế tại chính quốc gia đó.

Ở khía cạnh các tập đoàn lớn trên thế giới, người tiêu dùng trên thế giới hẳn không xa lạ với tập đoàn Nokia. Vào thời kỳ hoàng kim, những năm 2000, cứ 3 chiếc điện thoại được bán ra trên thế giới thì có một chiếc là của Nokia. Nokia chiếm tới 35.8% thị phần điện thoại đi động trên thế giới. Tương tự như vậy, trong suốt một thời gian dài, Tập đoàn General Electric (GE) chính là hình mẫu lý tưởng cho nhiều thế hệ các nhà quản lý doanh nghiệp noi theo khi liên tục xuất hiện trong top 10 của tạp chí Forbes 500. 

Tuy nhiên, từ đế chế Inca cho đến Nokia và mới đây là GE… cuối cùng đều phải chịu đựng hoặc chứng kiến sự sụp đổ dường như không thể cứu vãn. Đế chế Inca đã kết thúc sự tồn tại của mình trước vũ lực của đội quân xâm lăng Tây Ban Nha do Francisco Pizarro dẫn đầu. Thương hiệu điện thoại di động Nokia đã biến mất khỏi thị trường, giá cổ phiếu từ hơn 60 USD vào năm 2000, sụt xuống còn 6 USD đến giữa năm 2019. 

Sau giai đoạn giá cổ phiếu giảm liên tục, ngày 26/6/2018, GE đã bị xóa tên khỏi bảng chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones. Đây là một cú tát thẳng vào GE, bởi kể từ năm 1907 họ luôn có tên trong bảng chỉ số này. GE hiện cũng không còn nằm trong danh sách Top 10 doanh nghiệp hàng đầu của Fortune 500.

Tránh bẫy ảo tưởng của sự bất khả chiến bại

Từ các minh chứng và phân tích trong cuốn sách, độc giả có thể dễ dàng đồng tình với các tác giả: ảo tưởng về sự bất khả chiến bại - đúng như tên của cuốn sách - chính là mầm mống tạo nên sự sụp đổ của đế chế Inca và nhiều tổ chức, doanh nghiệp khổng lồ trên thế giới.

Người Inca chiếm được rất nhiều đất đai nhờ sức ảnh hưởng của họ. Họ không thể ngờ rằng chuỗi thành công của mình rồi cũng tới ngày tàn và nhất quyết áp dụng giải pháp cũ ngay cả khi chạm trán với những đối thủ có lối chơi hoàn toàn khác. Nokia không thể ngờ những sản phẩm giá rẻ của họ lại có thể thất thế trước Apple - hãng điện thoại có duy nhất một dòng sản phẩm đắt tiền…

Một số “ông lớn quốc tế”, những công ty tưởng như không thể bị đánh bại, vẫn phải hứng chịu những đợt suy thoái nghiêm trọng, thậm chí còn bị xóa sổ hoàn toàn như: Kodak, Nokia, AOL, Pan Am, Arthur Andersen và rất nhiều cái tên khác nữa. Chính ảo tưởng của sự bất khả chiến bại đã dự báo trước một thất bại chóng vánh cho doanh nghiệp của họ. 

Ngoài phần mở đầu và chương kết, trong 8 chương sách Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, hai tác giả lần lượt chỉ ra các nhân tố then chốt tác động lên số phận của đế chế Inca và các tập đoàn lớn như Nokia, GE kể trên. Các nhân tố này tập trung ở 4 khía cạnh chính: văn hóa kinh doanh, mức độ tăng trưởng, thái độ ứng xử trước thay đổi và năng lực của đội ngũ lãnh đạo.

Các tổ chức có thành công bền vững và lâu dài có văn hóa kinh doanh dựa trên hiệu suất một cách tích cực; mức độ tăng trưởng nhanh, sẵn sàng đón nhận những thay đổi liên tục, lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược. Ngược lại tổ chức, doanh nghiệp thất bại có cả 4 đặc điểm này nhưng theo cách cực đoan.

Các câu chuyện và những phân tích này có thể giúp người chủ và lãnh đạo các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ tự nhìn lại toàn bộ những hành vi và phương pháp mà họ đang sử dụng để điều hành tổ chức, doanh nghiệp của mình hướng đến sự phát triển thành công và bền vững. 

Đối với những giám đốc điều hành và các nhà quản lý, thực tế này xảy ra đồng nghĩa với việc họ phải luôn cảnh giác cao độ, đặc biệt là trong thời buổi thành công hay đi kèm khái niệm “bảo chứng” như hiện tại. Họ cũng cần nhìn ra những điểm yếu, liên tục làm mới và phát triển bản thân cũng như công ty. Bằng không, họ cũng có thể phải chịu chung số phận như vị giám đốc điều hành người Đức với tham vọng biến Daimler trở thành tập đoàn toàn cầu. Nỗ lực này không chỉ đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông ta mà còn khiến công ty và các cổ đông phải chịu thiệt hại lên đến hàng tỷ USD.

Philip Anschutz, doanh nhân sở hữu Coachella và đồng sáng lập NLS nhận xét về Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại: “Đây là cuốn sách mà mọi giám đốc điều hành và những ai khát khao trở thành nhà lãnh đạo tài ba cần phải đọc. Nhờ việc khéo léo đan cài những góc nhìn lịch sử và soi chiếu vào hiện tại, mà Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại đã tạo ra nhưng kích thích sâu sắc và sáng tạo trước lối suy nghĩ vốn in sâu trong thế giới kinh doanh hiện tại".

Hà Nguyễn

'Sự lựa chọn': Câu chuyện của chiến tranh và bài học về sự tha thứ

'Sự lựa chọn': Câu chuyện của chiến tranh và bài học về sự tha thứ

'Nơi ngục tối không thể ngăn hy vọng nở hoa' được tỷ phú Bill Gates đọc và đưa ra lời khuyên với mọi người rằng đây là cuốn sách 'đáng đọc và cần đọc' trong thế kỷ 21 này.