Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh từ lâu vốn là một vướng mắc lớn trong giáo dục trường học. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hơn thế, thông tin các vụ việc giáo viên bạo hành học sinh diễn ra ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên và phụ huynh từ đó dần trở nên xấu xí.

Như một định kiến đã ăn sâu vào suy nghĩ, phần lớn mọi người cho rằng các tình huống này, lỗi chủ yếu thuộc về giáo viên. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng của ngành giáo dục bắt nguồn từ sâu xa hơn như công tác đào tạo, quản lý và bao gồm cả trách nhiệm của gia đình thay vì trực tiếp từ cá nhân giáo viên. 

{keywords}
Cuốn sách T.E.T – Đào tạo giáo viên hiệu quả xây dựng mối quan hệ học đường giữa giáo viên và học sinh thông qua kỹ năng lắng nghe chủ động và phương pháp xử lý mâu thuẫn ổn thỏa.

Tiến sĩ Thomas Gordon là một nhà tâm lý học lâm sàng, người tiên phong trong giảng dạy những kĩ năng giao tiếp và phương pháp giải quyết mâu thuẫn, tác giả của 9 tựa sách đã được dịch ra hơn 32 ngôn ngữ, trong đó có tựa Học làm cha mẹ hiệu quả (P.E.T) đã bán được 4 triệu bản.

Ông đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Đồng thời, ông là người sáng lập Gordon Training International – một tổ chức đào tạo cung cấp các chương trình nhằm cải thiện mối quan hệ dành cho cho phụ huynh, giáo viên và những doanh nhân.

Trong cuốn sách mới này, ông kêu gọi hãy nhìn nhận “giáo viên cũng là con người”/ “teachers are human, too”. Bởi xưa nay nghề giáo viên thường được nhìn nhận như một nghề cao quý. Từ đó, xã hội áp đặt lên giáo viên những chuẩn mực nghiêm khắc. Họ cho rằng là giáo viên thì phải mẫu mực, “phải giỏi hơn, hiểu biết hơn, uyên bác hơn và hoàn hảo người bình thường”.

Đồng thời, giáo viên được kỳ vọng “phải đáp ứng nhu cầu của học sinh kể cả khi nhu cầu của bản thân họ chưa được đáp ứng”. Và để hoàn thành “vai diễn” mẫu mực này, “việc dạy học có nghĩa là họ phải vượt lên trên sự yếu đuối của con người và thể hiện những phẩm chất nhất quán về sự công bằng, tính tổ chức, sự kiên định, quan tâm và đồng cảm.”

Tuy nhiên, thực tế phụ huynh có thể tự do lựa chọn kiểu nuôi dạy con cái, có quyền độc lập quyết định bản thân sẽ trở thành kiểu giáo viên nào, nhưng giáo viên thì không. Bởi theo tác giả Thomas Gordon, “quyền lựa chọn của giáo viên hết sức hạn chế bởi nhiều yếu tố về thể chế hay tổ chức; giáo viên là thành viên của một tổ chức mà các tiêu chuẩn, nguyên tắc, chính sách, những điều bị ngăn cấm và định nghĩa công việc của tổ chức đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách họ phản hồi học sinh và cách họ dạy những học sinh đó”.

Thomas Gordon cũng dẫn lời một triết gia giáo dục rằng, muốn giải phóng học sinh trong lớp học, trước tiên cần phải giải phóng cho giáo viên. Vì ông nhận ra “giáo viên không có tự do”, họ cũng không được những người quản lý lắng nghe với sự thông cảm và thấu hiểu, “họ liên tục làm việc trong bầu không khí chứa đầy sự đánh giá, phán xét và sợ hãi”.

Bên cạnh việc nêu ra vấn đề, trong cuốn sách “T.E.T – Đào tạo giáo viên hiệu quả”, Tiến sĩ Thomas Gordon cũng đưa ra cho giáo viên các gợi ý và hướng dẫn thay đổi trường học trở thành nơi giảng dạy hiệu quả hơn.

Đây là cuốn sách đi cùng với chương trình Đào tạo Giáo viên hiệu quả (T.E.T – Teachers effectiveness Training) – đặc biệt dành riêng cho giáo viên, tập trung vào mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh. Vì vậy, cuốn sách trình bày các nguyên tắc và kĩ năng được giảng dạy thành công trong khóa học T.E.T trong suốt hơn 35 năm.

“T.E.T – Đào tạo Giáo viên hiệu quả” có thể được sử dụng trong các nhà trường như một giáo trình đào tạo, giúp nâng cao chất lượng giáo viên ở tất cả các cấp học, đặc biệt trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm bồi dưỡng giáo viên được triển khai.

Tình Lê

 

Cô bé 9 tuổi hiếu động đoạt giải nhất thi viết văn 'Đóa hoa đồng thoại'

Cô bé 9 tuổi hiếu động đoạt giải nhất thi viết văn 'Đóa hoa đồng thoại'

Bùi Mai Khuê - cô bé 9 tuổi luôn khiến bố mẹ đau đầu vì nghịch ngợm vừa đạt giải nhất thi viết văn "Đoá hoa đồng thoại".