- Báo Tuổi Trẻ chóng mặt, Bộ Giáo dục không hay?
- Vì sao chưa kiểm định được hệ tại chức?
- Ai lợi khi “nồi cơm” tại chức bung nở?
- Nhiều doanh nghiệp cũng "nói không" với bằng tại chức
- Bỏ tiếng xấu "thịt chó" của tại chức, bao giờ?
- "Nói không" với tại chức, Đà Nẵng không phạm luật
Một lớp học tại chức có khá đông học viên. Ảnh: Văn Chung |
Thông thường, hệ tại chức có thể học vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối, hoặc đi dạy ở các tỉnh xa. Anh Th. thường xuyên nhận dạy vào buổi tối (khoảng từ 6-8h) để tránh giờ tắc đường. Mỗi buổi dạy được tính là 3 tiết, mỗi tiết được tính công 45.000 đồng.
Hiện nay, mỗi tuần anh Th. dạy 3 buổi hệ tại chức. “Nếu muốn, tôi có thể dạy cả tuần vì hiện nay quy mô hệ tại chức cũng khá lớn, thời gian lên lớp lại linh động chứ không như dạy hệ chính quy. Khoa, bộ môn cũng tạo điều kiện để các giảng viên có thể dạy nhiều nhất để tăng thu nhập. Song, tôi còn nhiều việc khác bên ngoài nên chỉ nhận vừa đủ chỉ tiêu thôi”, anh Th. nói.
Anh Th. có nhiều đồng nghiệp giảng dạy ở các trường ĐH khác nhau, toàn những trường có quy mô đào tạo tại chức lớn. Trong số những giảng viên này, có những người không mặn mà với việc dạy hệ tại chức (vì họ có nhiều việc khác bên ngoài làm ra tiền nhiều hơn). Song cũng có những người rất chịu khó, miệt mài “chạy sô” vì quan niệm phổ biến dạy tại chức không bị ràng buộc nhiều về thời gian, chất lượng và trách nhiệm.
Tại một trường ĐH lớn khác ở Hà Nội, có khoa đã chia giảng viên ra làm hai nhóm: Một nhóm chuyên dạy hệ chính quy, nhóm còn lại “bao” toàn bộ sân tại chức của khoa tại các tỉnh xa. Sau mỗi một năm, hai nhóm này sẽ đổi công việc cho nhau.
Đi tỉnh xa dạy, giảng viên được đón tiếp trọng thị và họ thường sắp xếp để dạy gọn một môn trong vòng 7-10 ngày rồi cho thi hết môn ngay sau khi học xong.
Một số giảng viên có xu hướng muốn dạy hệ tại chức chưa hẳn đã vì tiền
mà vì trong mỗi lớp học luôn tiềm ẩn những nhân vật “tiềm
năng”, có thể mang lại lợi ích vô hình rất lớn. |
Kết thúc ở tỉnh này thì môn học lại bắt đầu ở tỉnh khác. “Tuy không phải là đi dạy thuê cho các trường khác nhưng cũng có những giai đoạn chỉ có phục vụ hệ tại chức mà thôi”, anh D. nói.
Quy mô đào tạo hệ tại chức lớn nhưng lại thiếu giảng viên. Giải pháp đưa ra là các trường mời những giảng viên ở trường khác về dạy. Và có một bộ phận giảng viên đã trở thành “khách hàng thường xuyên”, có mức thu nhập tốt.
“Dạy hệ tại chức không bao giờ hết việc nếu thực sự muốn làm, lại không phải ràng buộc gì. Tôi có vài đồng nghiệp đã và đang ký hợp đồng dạy tại chức với một vài trường ở Hà Nội, giá mỗi tiết ở mỗi trường khác nhau. Nhưng nếu chịu khó thì thu nhập cũng không phải là tệ”, anh D. cho biết. Tuy không nói ra, nhưng nhẩm tính (từ số lượng tiết học, giá thành, ..) thì mỗi tháng, các giảng viên "chạy sô" kiểu này cũng có thể nhận được trên dưới 20-25 triệu đồng.
Hiện nay, một số giảng viên có xu hướng muốn dạy hệ tại chức chưa hẳn đã vì tiền mà vì trong mỗi lớp học tại chức luôn tiềm ẩn những nhân vật “tiềm năng”, có thể mang lại những lợi ích vô hình rất lớn.
Một giảng viên dạy hệ tại chức chia sẻ: “Các học viên trong lớp tôi thường nhấm nháy với thầy về chuyện mua bán đất đai, chỉ bảo cho thầy tận nơi tận chốn việc mua đất sao cho an toàn nhất. Lý do là trong lớp có 2 “trùm” bất động sản, và có cả những người làm quản lý về lĩnh vực này nên nắm thông tin đến chân tơ kẽ tóc”.
Các giảng viên được hỏi đều có chung nhận định: Tuy không nắm được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng căn cứ trên mức thu, số lượng người học thì có thể nói nguồn thu từ tại chức là rất lớn.
Ngoài một phần rất nhỏ trong số đó được trích ra để trả tiền công dạy cho giảng viên, nhà trường hầu như không phải đầu tư gì thêm vì chương trình gần như bê nguyên chương trình của hệ chính quy xuống áp vào, cơ sở vật chất lại có sẵn, nhân lực cũng có sẵn.
Tại ĐH Ngoại thương Hà Nội, trung bình chỉ tiêu hệ tại chức là 2.400 người, tiền học phí là 3,6 triệu đồng/người/năm. Như vậy, mỗi năm nguồn thu từ hệ này cũng đã lên tới 8,6 tỷ đồng.
Cao hơn hẳn là ở ĐH Kinh tế Quốc dân, với tổng gần 23.000 sinh viên hệ tại chức. Với mức thu học phí thấp nhất là 2,5 triệu đồng/người/năm, cao nhất là 3,5 triệu đồng/người/năm (với khu vực Hà Nội) và 1,9 đến 2,3 triệu đồng/người/năm (ở các địa phương khác) thì tổng số tiền học phí thu được từ hệ tại chức cũng là cả một con số khổng lồ.
Trong số các trường ĐH có báo cáo "3 công khai" theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT (công khai về chất lượng giáo dục, tài chính và giảng viên), rất hiếm thấy trường nào có phân loại cụ thể nguồn thu từ hệ tại chức trong tổng thu cả năm của trường.
Chỉ có Học viện Tài chính thực hiện phân loại nguồn thu. Theo đó, nguồn thu học phí từ hệ ĐH chính quy của Học viện này là 23,3 tỷ đồng/năm, nguồn thu học phí từ hệ tại chức cũng không kém khi đạt tới con số 17,7 tỷ đồng.
• Cẩm Quyên