Clip: CNBC thông tin về một loạt các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và hai nữ diễn viên nổi tiếng trong số hơn 40 người bị buộc tội đã gian lận 25 triệu USD để giúp sinh viên giàu được vào các trường đại học hàng đầu.
CNN đưa tin hôm 12/3 (theo giờ địa phương), công tố viên liên bang Mỹ thông báo vừa triệt phá đường dây chạy học vào các trường đại học nổi tiếng của nước này.
50 CEO, ngôi sao nổi tiếng và các nhân viên trường học bị buộc tội gian lận 25 triệu USD trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 để lo lót cho các thí sinh vào được các trường đại học danh tiếng như Yale, Stanford…
Hối lộ thông qua kênh tổ chức phi chính phủ
Theo CNBC, kẻ cầm đầu đường dây chạy suất vào đại học này là William Singer. William Singer là người đứng đầu một tổ chức tư vấn đại học có tên Key Worldwwide Foundation, CEO công ty Edge College & Career Network.
Tên này thừa nhận đã nhận hối lộ khoảng 25 triệu USD trong những năm qua. William Rick Singer thừa nhận thành lập Key Worldwwide Foundation như một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2012.
Sau đó, tổ chức này được hưởng chính sách miễn thuế từ chính phủ Mỹ. Đây cũng là kênh nhận tiền hối lộ. Các khoản tiền được chuyển đến có thể lên tới 6 triệu USD được gửi với mục đích từ thiện giáo dục. Trong một cuộc điện thoại, Singer thông báo với một khách hàng VIP là kết quả kỳ thi ACT cao đồng nghĩa với tấm séc giá trên trời.
Hồ sơ giả ốm và thi riêng nâng điểm SAT và ACT
Mỹ không có các kỳ thi đại học tập trung như Việt Nam. Thay vào đó, các trường đại học Mỹ chú trọng vào sự toàn diện của các thí sinh trong hồ sơ.
Ngoài điểm chuyên ngành, trường ưu ái các tiêu chí xét điểm từ các cuộc thi chuẩn danh tiếng như SAT hay ACT, hoạt động ngoại khóa…
Thông thường làm sai lệch kết quả của SAT hay ACT dường như là điều không thể. Nhưng đường dây chạy vào đại học của William Singer đã làm được những điều không thể.
Những thí sinh con nhà giàu sẽ được tạo điều kiện thi ACT và SAT ở những địa điểm nhất định.
Bản đồ các trường liên quan tới vụ bê bối. Ảnh: BBC |
Để làm được điều đó, Insinder cho hay các phụ huynh được hướng dẫn đưa con tới các bệnh viện trị liệu để lấy kết quả các cháu cần có thêm thời gian để thi SAT và ACT do yếu tố sức khỏe.
Địa điểm thi SAT và ACT sau đó chủ yếu được diễn ra ở Trung tâm kiểm tra Houston bang Texas và Trung tâm kiểm tra West Hollywood ở California.
Đây là hai điểm thi đã được thỏa thuận sửa bài cho các thí sinh. Hai quản trị viên Niki Williams và Igor Dvorskiy được nhận khoảng 10.000 USD cho mỗi bài nâng điểm.
Văn phòng Biện lý ở Boston cho biết phần lớn trường hợp thí sinh không hề biết cha mẹ đã sắp xếp kết quả trước. Singer thực hiện trót lọt khoảng 800 vụ như thế này, theo Fox News.
Chế tạo “hồ sơ thể thao ấn tượng”
Đường dây chạy học còn thao túng kết quả ở lĩnh vực thể thao. Singer sẵn sàng hối lộ nhiều huấn luyện viên thể chất hàng đầu ở Mỹ để tạo ra những hồ sơ đẹp cho các thí sinh dù các em chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động nào.
Trong bài phát biểu, Công tố viên Liên bang Mỹ, ông Lelling, cho biết một huấn luyện viên bóng đá nữ tại Yale đã xếp cho học sinh của Singer một vị trí trong đội để đổi lấy 400.000 USD. Gia đình học sinh này đã chi trả 1,2 triệu USD cho William Singer.
Ở Mỹ, tạo được hồ sơ thể thao ấn tượng là điểm mạnh giúp các trường đại học danh giá ưu ái.
Lelling cho hay Singer biết cách tạo ra sự tin cậy cho quá trình tuyển sinh.
Các hồ sơ được chỉnh với nhiều thành tích thể thao khác nhau. Đó là những tấm ảnh đang chơi thể thao và trong nhiều trường hợp Singer cùng nhóm người của mình ghép ảnh các vận động viên và thí sinh.
Hai con gái của diễn viên Loughlin đều được nhận vào USC với tư cách vận động viên chèo thuyền. Mặc dù cả hai đều chưa bao giờ có kinh nghiệm chèo thuyền. Những gì các cô gái cần là vài tấm ảnh đang ngồi trên thuyền và máy đo tốc độ. Có ít nhất 9 huấn luyện viên các trường đại học tham gia vào vụ việc này.
Vụ bê bối là hợp pháp?
Trong bài viết trên ABC News, nhà báo lâu năm Terry Morgan tin rằng vụ điều tra liên bang về giáo dục này sẽ chẳng thể khiến những người Mỹ bất ngờ.
Cùng lắm, họ chỉ nhún vai và cười vào những trò đùa trong các kỳ thi tuyển sinh đại học.
Từ lâu nay, các gia đình giàu có đã tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang để đưa con cái vào các trường ưu tú.
Họ có quá nhiều lợi thế so với những người thu nhập thấp. Ở Mỹ, các trường tư thục cần nhiều kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa ở nước ngoài, thực tập tại tập đoàn lớn… Việc phụ huynh quyên góp vào hoạt động từ thiện ở trường vốn là hoạt động hoàn toàn hợp pháp.
“Thí sinh trưởng thành trong các gia đình nghèo hay tầng lớp trung lưu không thể nuôi giấc mộng đối chọi những gia tộc giàu có khi vào Yale. Xã hội nói nhiều về sự bình đẳng và kêu gọi nhân tài nhưng để có thể chuẩn bị cho việc học từ trước và sau đại học Yale cần tốn tới 5 triệu USD”, giảng viên Luật Daniel Markovits trường Yale nói.
Hà Thanh
Clip: Thúy Nga - Trà Mi (Theo CNBC)
“Trùm CEO” đứng sau bê bối gian lận vào đại học hàng đầu Mỹ
Theo CNN, trước những tuyên bố gây sốc về vụ gian lận trong tuyển sinh đại học gồm việc hai nữ diễn viên Lori Loughlin và Felicity Huffman chịu án tù, một CEO khác, William Rick Singer cũng phải đối mặt với mức án 65 năm tù.
50 CEO và ngôi sao đối diện 65 năm tù vì "chạy" vào đại học danh tiếng
CEO William "Rick" Singer đối diện án 65 năm tù, 3 năm quản chế khi khi cầm đầu đường dây nhận tiền để “chạy” cho giới nhà giàu vào các trường đại học danh giá ở Mỹ.
Triệt phá đường dây triệu USD chạy suất vào các đại học danh giá Mỹ
50 nghi phạm gồm những CEO, nhà quản lý doanh nghiệp giàu có, các ngôi sao hàng đầu nước Mỹ đã bị bắt giữ phục vụ quá trình điều tra.