- Bà Anna Mari Jaatinen, giáo viên và hiệu trưởng trong trường tiểu học tại Phần Lan suốt 22 năm chia sẻ về quyền tự chủ của người thầy trong môi trường giáo dục nước này.
>> Giáo viên Phần Lan không sợ sếp, không bị chỉ trích
>> Một giờ học tiếng Anh lớp 3 ở Phần Lan
>> Triết học cho trẻ lớp ba ở Phần Lan: Lẽ sống - chết, nhân tính, cá tính...
"Triết lý giáo dục của tôi là Phải truyền động lực cho nhau. Tôi muốn chia sẻ việc học tập vui vẻ và một nền giáo dục gia tăng sức mạnh cá nhân. Nếu bạn không tin vào điều kì diệu thì không thể tạo ra điều kì diệu" - Anna Mari Jaatinen, đến từ Trường Tiểu học Siltamäki mở đầu như vậy trong buổi nói chuyện diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chiều 21/9.
Bà Anna Mari Jaatinen: "Nếu không tin vào điều kỳ diệu thì không xảy ra điều kỳ diệu". Ảnh: Lê Huyền |
Thay đổi chương trình: Không vấn đề gì!
Bà Anna cho biết nhà trường đã phát triển nhiều nhóm để hỗ trợ học sinh. Ngày 1/8/2016 có sự thay đổi rất lớn trong chương trình khung quốc gia của Phần Lan, nhưng đổi mới này "không có vấn đề gì" với trường của bà vì ngôi trường đã làm nhiều thứ giống như chương trình mới.
"Giáo dục của chúng tôi từng có khủng hoảng nho nhỏ. Câu hỏi đặt ra, việc học có ý nghĩa như thế nào và cái gì thực sự có ý nghĩa cho học sinh đáng để học? Văn hóa giáo dục ở Phần Lan rất tích cực. Chúng tôi đang biến học sinh trở thành người học tích cực và giáo viên thành người hướng dẫn tích cực. Chúng tôi có chiến lược trong dạy học để học sinh trở thành người học tích cực" - bà Anna cho biết.
Chương trình quốc gia của Phần Lan đã đặt một số chiến lược như: Học tập dựa trên hiện tượng, học tập dựa trên dự án, học tập dựa trên giải quyết vấn đề, học tập dựa trên thực tiễn và học tập đảo ngược (học sinh tự tiếp cận trước sau đó giáo viên hướng dẫn sau).
Hiện nay, một tỷ lệ rất nhỏ ở Phần Lan vẫn duy trì lớp học truyền thống là giáo viên nói và học sinh nghe. Tuy nhiên, giáo viên không cần thiết phải viết lên bảng mà hoàn toàn có thể kích thích học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này được gọi là giáo dục động lực truyền sức mạnh.
Học sinh Phần Lan cần năng lực nào?
Những năng lực cốt lõi mà giáo dục phổ thông ở Phần Lan hướng tới hiện nay gồm: Kỹ năng tư duy; kỹ năng học tập; kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ; năng lực về xã hội như thấu hiểu văn hóa; kỹ năng thể hiện bản thân của mình.
Đặc biệt giáo dục Phần Lan hướng tới kỹ năng thấu hiểu thông tin từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau; năng lực kết nối toàn cầu; năng lực khỏi nghiệp; năng lực gây ảnh hưởng và tạo sự phát triển bền vững; năng lực lập kế hoạch thay đổi môi trường.
Dù dạy học bằng phương thức nào, giáo viên cũng phải thiết kế bài dạy phát triển những năng lực này.
Những người làm giáo dục tại buổi chia sẻ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Lê Huyền |
5 năm gần đây tích cực mời phụ huynh hỗ trợ học sinh
"Chúng tôi có những bước hỗ trợ trong trường học đảm bảo trẻ nào cũng vui vẻ, thành công. Tất cả giáo viên cung cấp sự hỗ trợ này ở mức thấp nhất. Những đứa trẻ có khó khăn về học tập hay hành vi sẽ được hỗ trợ ở cấp độ 2. Lúc này ba mẹ các em sẽ được mời để cùng phối hợp với nhà trường. Một bản cam kết với cụ thể các bước hỗ trợ là gì sẽ được lập ra giữa hai bên. Ở cấp độ 3 là việc hỗ trợ những kế hoạch giáo dục có tính chất cá nhân".
Theo bà Anna, trước đây, đội ngũ cố vấn nhà trường đảm hết việc hỗ trợ cho học sinh. Việc mời phụ huynh phối hợp với nhà trường mới diễn ra khoảng 5 năm gần đây.
Bà cũng chia sẻ thêm, có nhiều cách đánh giá kết quả học sinh. Giáo viên sẽ xem việc kiểm tra nào phù hợp và mỗi em có thể có cách kiểm tra khác nhau. Điều quan trọng là tạo ra môi trường an toàn và bình yên cho trẻ.
Giáo viên là nhà phát triển chương trình
"Giáo viên Phần Lan được hoàn toàn tự chủ vì hiệu trưởng cũng được tự chủ. Là hiệu trưởng, chúng tôi không kiểm soát gì giáo viên"- bà Anna nói.
Là một hiệu trưởng ở Phần Lan, bà Anna cho rằng, hiệu trưởng ở Phần Lan đóng vai trò là người hỗ trợ nhiều hơn chứ không kiểm soát các hoạt động của giáo viên. Mọi hoạt động diễn ra trong sự tôn trọng tối đa giữa 2 bên.
Giáo viên Phần Lan cũng có vai trò như hiệu trưởng. Đối với học sinh, họ là người hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, nhà giáo dục đồng thời là nhà phát triển chương trình.
"Điều này không có nghĩa là giáo viên không dạy gì cho học sinh. Họ vẫn dạy nhưng việc chính là hỗ trợ và giúp học sinh trở thành người sáng tạo, giải quyết vấn đề tốt, làm thế nào giúp người học tự tin".
Giáo viên tự quyết tài liệu, sách giáo khoa
Bà Anna cho rằng, sự tự chủ của giáo viên Phần Lan đến từ nhiều lý do. Lý do đầu tiên như đã nói là chất lượng đầu vào sư phạm tốt, giáo viên có quá trình đào tạo sư phạm tốt. Nhưng quan trọng, nghề giáo nhận được sự tin tưởng trong xã hội.
Giáo viên là người tự quyết định dạy như thế nào, dạy cái gì, khi nào thì dạy cái đó, nguồn tài liệu và sách giáo khoa nào muốn dùng cho học sinh.
"Được tự do nhưng họ cũng phải có trách nhiệm để trẻ đạt được những năng lực cốt lõi. Giáo viên tạo ra không khí truyền cảm hứng về việc học, trao quyền tự chủ cho học sinh; các em tự quyết định một số thứ. Tất nhiên, vẫn phải có có bài học chủ yếu và hướng tới mục tiêu đã quy định trong chương trình quốc gia", bà cho biết.
Một nền giáo dục không có hệ thống thanh tra, kiểm tra
"Không có bất kì hệ thống thanh tra, kiểm tra, xếp hạng trong giáo dục Phần Lan. Không có bất cứ một cơ quan thanh tra kiểm tra nào trong cả nước" - bà Anna nói.
Tuy nhiên theo vị hiệu trưởng này sẽ có nhiều cách kiểm tra trong lớp học. Ngoài ra, Phần Lan có một cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về bài kiểm tra quốc gia. Trước 16 tuổi, trẻ em ở Phần Lan không có một bài thi quốc gia nào.
"Khi chúng tôi có triết lý dạy học tự do thì sẽ có nhiều cách đánh giá. Chúng tôi luôn xem việc dạy học và kiểm tra đánh giá sẽ diễn ra cùng lúc. Điều quan trọng là chúng tôi rất coi trọng việc đánh giá quá trình, làm sao tích hợp được kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học"- bà nói.
Về cách đánh giá ở Phần Lan, theo bà Anna, đầu tiên sẽ đánh giá sự đóng góp. Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau trong một nhóm. Cả nhóm cùng ngồi lại và xem làm gì, làm như thế nào và kết quả làm được ra sao. Ngoài ra, học sinh cũng được đánh giá bằng phương pháp hồ sơ học tập, dự án và bằng tình huống. Ngoài ra cũng có thể có những bài kiểm tra truyền thống trên giấy…
Giáo viên làm việc nhóm
Theo bà Anna, sự tự chủ của giáo viên Phần Lan còn thể hiện ở chỗ họ những đóng góp mạnh mẽ và tạo niềm tin trong môi trường học đường. Giáo viên tham gia tích cực vào môi trường giáo dục bằng đóng góp cá nhân hoặc là thành viên của một nhóm. Các nhóm giáo viên sẽ bàn bạc với nhau tạo kế hoạch dạy học trong năm...
Giáo viên Phần Lan dạy tại mô hình "Lớp học Phần Lan" ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2017. Ảnh: Lê Huyền |
Trong trường học, có nhiều nhóm giáo viên khác nhau và có chức năng khác nhau. Nhóm giáo viên về thể dục thể thao sẽ lập hết các hoạt động về thể dục thể thao trong trường, làm cầu nối tạo hợp tác có tính chất địa phương và toàn cầu, giữa cha mẹ học sinh; Nhóm đổi mới sáng tạo sẽ thiết kế việc học tập dựa trên nền tảng khoa học công nghệ; Nhóm tạo nên tinh thần của trường như từ thiện hoạt động hỗ trợ…
Dùng lửa để tạo không khi ấm áp
Để tạo không khí ấm áp và kết nối, nhiều trường học ở đất nước Bắc Âu lạnh giá này có thể dùng lửa. Lửa được đốt trong phòng học học sinh sẽ tập trung cao hơn. Khi đi dã ngoại, lửa cũng được đốt lên.
"Điều này tạo nên không khí học tập bình yên và có chút tâm linh. Bên ánh lửa, học sinh tập trung cao hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn. Đốt lửa học sinh cũng cảm thấy vui vẻ cùng với nhau. Họ chúc mừng thành tựu mình hoặc cùng ngồi bên bếp lửa đưa ra những phản hồi tích cực cho nhau"- bà Anna khẳng định.
Lê Huyền
Học sinh Phần Lan vào lớp 10 nhẹ nhàng như thế nào?
Cùng thời gian với cuộc thi vào lớp 10 ở Hà Nội và TP.HCM, tuần qua các trường THPT ở thành phố Helsinki của Phần Lan cũng công bố việc tuyển sinh vào lớp 10.
Thí sinh già nhất tốt nghiệp trung học ở Phần Lan trong 166 năm
Matti Dahlbacka không chỉ là người già nhất trong số 26.000 học sinh được nhận mũ trắng mà còn là người già nhất trong lịch sử 166 năm của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phần Lan: Trường học không tường ngăn, không bàn ghế
Sự đổi mới rất táo bạo ở Phần Lan, hiện đang được nhiều nước quan tâm là xây dựng lớp học không bàn ghế và trường học không có tường ngăn.
Gặp Bộ trưởng Giáo dục 34 tuổi của Phần Lan
Nụ cười thân thiện, trang phục là quần đen và áo kẻ sọc đen trắng, tác phong nhanh nhẹn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan đã gây ấn tượng tốt đẹp với những người tiếp xúc.
Giáo dục VN học kinh nghiệm công an, quân đội hay Nhật, Phần Lan, Singapore?
Nhìn ra bên ngoài, câu chuyện thành công của những nền giáo dục hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Phần Lan, Singapore cũng gợi ra tham khảo hữu ích.
3 khác biệt của giáo dục Phần Lan thu phục 5 giáo viên giỏi nhất nước Mỹ
5 giáo viên xuất sắc đại diện cho 4 bang của nước Mỹ đã dành 3 tuần ở Phần Lan để trải nghiệm thực tế ở đất nước được ca ngợi là thành công trong giáo dục phổ thông.
7 sự thật đáng mơ ước ở trường học Phần Lan
Natalia Kireeva – một bà mẹ hiện đang sinh sống ở thủ đô Helsinki của Phần Lan – đã có một số chia sẻ thú vị về hệ thống giáo dục phổ thông nước này với tờ Bright Side.
Cách tạo giáo viên giỏi của Phần Lan
Một nửa số sinh viên được chọn học ngành sư phạm ở Phần Lan là học sinh trung bình. Vậy bí quyết của họ là ở đâu?