Thông tin được đưa ra tại một hội thảo bàn về giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường diễn ra chiều 8/4.

Phần chìm của tảng băng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ngày càng lộ rõ

Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay bạo lực học đường cũng là vấn đề của toàn cầu, gần đây nhất Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những sự vụ rúng động.  

“Lứa tuổi THCS, THPT có nhiều biến đổi tâm sinh lý, nhiều em không kiểm soát được bản thân, cộng với sức ép học tập và xã hội đã gây ra những vụ bạo lực như vừa qua”.

Điểm chung các vụ bạo lực này này đều xuất phát từ mâu thuẫn, sự âm ỉ ngày càng lớn và khi có cơ hội thì bùng phát.

Theo ông Linh, đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hơn 10 thông tư liên quan để xử lý về vấn đề này.

{keywords}
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT)

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) nhìn nhận xu hướng ít nhất 2-3 năm tới, các vụ việc chúng ta được biết, được nghe về xâm hại trẻ em nói chung và bạo lực học đường nói riêng "sẽ còn tăng lên". Lý do là khi nhận thức người dân, nhận thức xã hội tăng lên thì những vụ việc tố cáo nhiều hơn.

“Cần phải ưu tiên triển khai dạy các em những kỹ năng đối phó những vấn đề mà xã hội đang nổi lên. kế hoạch lâu dài để phòng ngừa tích cực cho những hành vi bắt nạt và bạo lực học đường”, ông Nam đề xuất.

{keywords}
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Cần tôn trọng, trả lương cao cho giáo viên chủ nhiệm 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội những học sinh tham gia đánh bạn chưa hiểu hết giá trị yêu thương, tôn trọng con người, thậm chí bị lệch lạc về tư tưởng, nhận thức.

Về giải pháp, theo ông Lâm, ngoài những khẩu hiệu “môi trường xanh - sạch - đẹp” còn cần thêm ”Xã hội an toàn, không có bạo lực”. Về gia đình, phải có cam kết, nhận thức đúng về giáo dục con cái và dành thời gian cho việc giáo dục con.

Trên phương diện nhà quản lý giáo dục, ông Lâm cho rằng trước hết các hiệu trưởng phải định hướng vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phải thường xuyên tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và chỉ ra cho họ cách làm. Kiến nghị vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm phải được tôn trọng, đề cao, trả lương cao.

“Bồi dưỡng cho giáo viên để hoàn thành trách nhiệm thì mới quy trách nhiệm về họ. Sau đó là đến vai trò của toàn bộ giáo viên”, ông Lâm nói.

{keywords}

“Nếu để giải quyết vấn đề bạo lực học đường chỉ mỗi tuyên truyền là không đủ. Theo tôi, cần có lắp camera các lớp học. Nhiều trường nếu không có kinh phí thì có thể xã hội hóa để lắp camera, vì nếu đều lắp camera sẽ chống được nhiều sự việc không hay”, đại tá Phạm Mạnh Thường, Phó Cục trưởng Cục Hình sự, Bộ Công an nói.

 

Bà Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM: "Bất kỳ ai đụng vào cơ thể trẻ em khi không được cho phép đều được xem là tội ác. Khi có dấu hiệu bị xâm hại, học sinh hãy mạnh dạn nói nói với gia đình, mạnh dạn tố cáo khi bị người khác xâm hại".

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, Khoa Tâm thể, BV quận Thủ Đức: "Khi trẻ em bị xâm hại, người lớn hãy cho các em biết lỗi không phải do các con. Sau đó hỗ trợ bằng cách ở bên cạnh, ngủ bên cạnh để vỗ về tạo cho con tâm lý thoải mái".

 

Thanh Hùng - Lê Huyền

Vụ nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng: Bắt đầu quy trình kỷ luật các cá nhân, tổ chức

Vụ nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng: Bắt đầu quy trình kỷ luật các cá nhân, tổ chức

UBND huyện Ân Thi (Hưng Yên) cho biết hôm nay 2/4 đã thành lập hội đồng để xem xét quy trình kỷ luật các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ nữ sinh lớp 9 bị nhóm bạn lột đồ, đánh hội đồng ở Trường THCS Phù Ủng.