{keywords}
TS. Chu Văn Sơn là một người thầy, một nhà phê bình văn học sắc sảo

PGS.TS Hà Văn Minh – Phó Trưởng khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xác nhận, TS. Chu Văn Sơn đã qua đời vào lúc 13h40 ngày 18/4 sau 2-3 năm chiến đấu với bệnh tật.

TS. Chu Văn Sơn (sinh năm 1962, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

TS. Sơn tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.

Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.

TS. Chu Văn Sơn được đánh giá là một người thầy, một nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình, ông có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ, và một giọng văn riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.

Nguyễn Thanh Tâm – một trong số những học trò của TS. Chu Văn Sơn đã viết về người thầy của mình: “Với thầy Chu Văn Sơn, cái sống là cái đẹp. Tôi tin đó là tín niệm suốt đời của con người sắc sảo, tài hoa ấy. Cho đến trước khi những ảnh hình trước mặt trở nên nhạt nhòa, kí ức trở nên mông lung, thầy vẫn cầm tay tôi và nhắn nhủ: Phải sống động”.

Nguyễn Thảo

*****

Những bài viết của TS Chu Văn Sơn trên VietNamNet:

Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không?

Có nên sửa đổi chuyện Tấm Cám không?

Trước khi bàn việc sửa đổi cái kết của chuyện cổ tích Tấm Cám, có lẽ cần phải hiểu kĩ hơn về thực chất những dị ứng của cộng đồng đối với cái kết.

Nguyễn Đăng Mạnh: Từ bục giảng đến văn đàn

Nguyễn Đăng Mạnh: Từ bục giảng đến văn đàn

Những người gần Nguyễn Đăng Mạnh đều nhận thấy ông rất mê dùng hai chữ “sang trọng” và “nhếch nhác”. Với nghĩa thông thường thì ít thôi, còn nhiều hơn là với hàm nghĩa đã được nới rất rộng, rất phóng, rất vui nữa.