- Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp bổ sung thêm 5 nhà xuất bản khác được thực hiện chức năng xuất bản sách giáo khoa.
Thực hiện quy định Luật Xuất bản, đến tháng 12/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp, đổi giấy phép thành lập cho 37 NXB (chung cho cả hoạt động in, phát hành); trong đó, chỉ có NXBGDVN có chức năng xuất bản SGK.
Sau khi có chủ trương "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học", đến nay đã có thêm 5 NXB khác đủ điều kiện về nguồn lực và mạng lưới cộng tác viên được Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, bổ sung chức năng xuất bản SGK trong giấy phép thành lập.
5 nhà xuất bản nói trên bao gồm: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM, NXB ĐHQG Hà Nội, NXB Đại học Vinh và NXB Đại học Huế .
Thực tế từ năm 2002-2003 đến nay, Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình, biên soạn SGK từ lớp 1 đến lớp 12 và chỉ đạo thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Đây cũng là đơn vị duy nhất trong thời gian dài được cấp phép và có chức năng xuất bản SGK.
Ủy ban Văn hóa, Gi áo dục, Thanh niên và Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Với Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông, việc thực hiện “một chương trình nhiều bộ SGK” sẽ tạo ra cơ chế mới thúc đẩy nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia biên soạn.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo một số NXB được cấp phép cho rằng: Việc tham gia ở cấp độ nào tùy năng lực của từng đơn vị, nhưng làm SGK là chuyện không dễ dàng.
Việc xuất bản, in và phát hành là 3 công việc hoàn toàn khác nhau. Một nhà xuất bản có thể chỉ làm công tác phát hành, nhưng cũng có nhà xuất bản không liên quan gì tới in và phát hành. Thông thường công việc chủ yếu của nhà xuất bản làm công tác xuất bản là chủ yếu, tức là cấp giấy phép biên tập. Nếu muốn in và phát hành, phải có thêm giấy phép nữa.
Một chuyên gia am hiểu lĩnh vực xuất bản cho hay nếu in sách mà bị khống chế giá như NXB Giáo dục Việt Nam hiện nay thì vấn đề sẽ gay go hơn rất nhiều.
Để đón đầu chủ trương "xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học", NXB phải nghiên cứu SGK cũ, học hỏi kinh nghiệm của nước khác rồi đi tập hợp đội ngũ người viết. Đối với đơn vị tự hạch toán, việc tham gia thị trường SGK không hề đơn giản.
Trước câu hỏi của VietNamNet "liệu với cơ chế này, giá SGK còn có thể giảm được nữa không?",ông Phan Viết Lượng (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) cho hay, cũng chưa thể khẳng định giá SGK có giảm hay không; nhưng chắc chắn Nhà nước cần tăng cường trách nhiệm quản lý hơn.
Nếu bản quyền về SGK được sử dụng, tạo điều kiện cho các nhà xuất bản SGK tiếp cận bản thảo thì việc tổ chức đấu thầu sẽ tập trung hơn. Khi đó, các cơ sở in có thể đổi mới công nghệ, được lựa chọn nguyên liệu đầu vào, quy trình tổ chức in xuất bản trở nên chuyên nghiệp, hợp lý, không làm tăng chi phí trung gian. Chất lượng SGK nhờ vậy cũng sẽ hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức.
SGK là mặt hàng được quản lý về giá
Để tổ chức biên soạn bộ SGK theo chương trình giáo dục phổ thông được phê duyệt năm 2000, Bộ GD-ĐT đã thành lập đội ngũ tác giả và tổ chức biên soạn SGK; lập Hội đồng thẩm định SGK và tổ chức thẩm định SGK các môn học; Giao cho NXBGD VN tổ chức bản thảo, biên tập, thiết kế-minh họa, đăng kí xuất bản, in và phát hành.
Theo giải thích của Bộ GĐ-ĐT, từ đó đến nay, việc in SGK do NXB này tổ chức thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn các nhà in có đủ năng lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ, giá thành hợp lí.
Việc phát hành SGK được thông qua các công ty Sách - Thiết bị trường học địa phương và một số đối tác phát hành. Việc in và phát hành SGK cơ bản đáp ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời nhu cầu học tập của học sinh cả nước. Các nhà in tham gia đấu thầu in, các đơn vị tham gia phát hành SGK phần lớn đều là các công ty cổ phần; nguồn nguyên vật liệu phục vụ in ấn SGK (giấy, kẽm, mực in) chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành SGK.
Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa nên NXB GDVN không được tự quyết định giá bìa SGK. Theo quy định hiện hành thì SGK là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).
Từ năm 2011 đến nay, mặc dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá SGK vẫn giữ nguyên.
Việc NXBGD VN tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in SGK với chất lượng tốt, giá thành hạ, giảm chi phí vận chuyển (sách in ở khu vực nào cung cấp cho khu vực đó, không phải "chuyển về nhập kho, sau đó chuyển đến các công ty cổ phần sách và thiết bị tại các miền, rồi mới chuyển về các công ty phát hành sách địa phương" như được phản ánh). Theo báo cáo của NXB GD VN trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện nay lỗ khoảng 40 tỷ một năm.
Thúy Nga - Lê Huyền
Khảo sát sách giáo khoa: Những con số bất ngờ
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có báo cáo khảo sát bước đầu về việc xuất bản, in sách giáo khoa phổ thông trong 5 năm, từ 2012-2017.
Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng
Do chi phí đầu vào của SGK tăng cao trong khi giá bán không đổi, mỗi năm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phải bù lỗ trên dưới 40 tỉ đồng.
Bộ GD-ĐT kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT vừa có quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa (SGK) năm học 2018-2019 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
TP.HCM cam go viết sách giáo khoa mới
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay phía Sở và NXB giáo dục Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh "khủng khiếp" để giữ đội ngũ viết sách của mình, đặc biệt TP.HCM nắm quyền phản biện nên sẽ làm tới cùng để nội dung sách tốt nhất.
"TP.HCM không soạn sách giáo khoa riêng cho thành phố"
Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đế đón đầu chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK)" trong những năm tới, địa phương này đang lấy SGK giáo khoa cũ viết lại theo phương pháp mới.
Học sinh, phụ huynh sẽ được chọn sách giáo khoa theo nguyện vọng
Bộ GD-ĐT đang soạn hướng dẫn lựa chọn SGK trong trường học theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh.