“Át chủ bài” mới của nền kinh tế số 

Tác phẩm “Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc” của tác giả Rebecca A. Fannin -  chuyên gia hàng đầu về đổi mới toàn cầu đã chỉ ra, các đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc giúp nước này trở thành nước có quá trình phát triển và đổi mới nhanh chóng trên quy mô quốc tế.      

Nhìn rộng ra bức tranh kinh tế thế giới, các doanh nghiệp với động lực sáng tạo mạnh mẽ giữ vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế số. Có thể kể đến Amazon hay Apple - gã khổng lồ được đánh giá là công ty công nghệ lớn nhất hành tinh... Tại Việt Nam cũng chứng kiến làn sóng sáng tạo mạnh mẽ trong nền kinh tế. Sáng tạo sẽ là “át chủ bài” mới và ảnh hưởng lớn tới tốc độ phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế số.

{keywords}
 ByteDance - công ty mẹ của TikTok là một trong những ví dụ tiêu biểu về sáng tạo “ra tiền” của kinh tế Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, bài toán đặt ra cho các công dân trẻ tham gia vào nền kinh tế số là làm thế nào biến sáng tạo trở thành một kỹ năng khi bước vào làm việc, dù ở bất kỳ vị trí nào. Tuy vậy, hoạt động học tập và đào tạo tại Việt Nam chưa có sự chuyển đổi này. Việc dạy và học nặng về cung cấp kiến thức phục vụ các kỳ thi, thiếu tính thực tiễn và chưa tạo ra nhiều không gian cho năng lực sáng tạo phát triển. 

Đi tìm lời giải cho bài toán ươm mầm sáng tạo

Có ý kiến cho rằng, cần trả sáng tạo về với vai trò là hạt nhân, đầu tàu trong các hoạt động liên quan tới giáo dục cho trẻ. Bởi bản chất hoạt động này cho phép mỗi cá nhân được “thử và sai”. Trong suốt quá trình đó, trẻ sẽ được nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh theo tiềm năng riêng của mình. Việc bàn về sáng tạo và trách nhiệm của sáng tạo chỉ nhằm mục đích khơi gợi và nhìn nhận về trí tuệ, rằng trí tuệ có nhiều cách phát huy chứ không phải một cách để tiếp tục phân hoá, gò ép trẻ dưới một hình thức mới.

Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng năng lực sáng tạo của trẻ ngay từ khi còn nhỏ và duy trì nó? 

Hội nghị thường niên về tương lai giáo dục Symphony Of The Mind với chủ đề “Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ” diễn ra đầu tháng 10/2021 được kỳ vọng mang tới câu trả lời cho các vị phụ huynh tiến bộ và những ai đang tâm huyết, trăn trở với giáo dục trong giai đoạn mới.

Chương trình do Hệ sinh thái giáo dục sáng tạo Embassy Education tổ chức, với sự có mặt của nhiều cá nhân xuất sắc từ các lĩnh vực giáo dục, công nghệ, khoa học, truyền thông như: GS. Howard Gardner - cha đẻ thuyết đa trí tuệ; GS. Ngô Bảo Châu - người từng giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế; GS. Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam; Nhà giáo dục - nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh; Tiến sĩ - nhà giáo dục Alexander Tú; Đạo diễn - nhà giáo dục Kathy Uyên…

Chia sẻ trực tiếp về chủ đề sáng tạo thúc đẩy kinh doanh và tạo đà tăng trưởng là những cá nhân đứng đầu các tổ chức đổi mới hiện nay như: Bà Lê Diệp Kiều Trang - Cựu Giám đốc Facebook Việt Nam - Chủ tịch Điều hành Avero Việt Nam; Anh Hùng Võ - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Marketing tại Biti's, người đóng vai trò quan trọng trong sự quay trở lại của thương hiệu giày dép lâu đời này.

{keywords}
 

Đại diện Embassy Education - nghệ sĩ quốc tế Thanh Bùi chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng Symphony Of The Mind 2021 với chủ đề Sáng tạo là kỷ nguyên tiếp theo của trí tuệ sẽ truyền cảm hứng lớn cho nhiều bậc cha mẹ phụ huynh của Việt Nam, trong việc chú trọng ươm mầm sáng tạo cho con em ngay từ nhỏ, để chuẩn bị cho các em sự vững vàng trước một tương lai bất định và xa hơn nữa là có thể mang câu chuyện giáo dục sáng tạo lan tỏa sâu rộng vào dòng chảy giáo dục của Việt Nam trong hiện tại và cả tương lai”.

Symphony Of The Mind được tổ chức trực tuyến vào ngày 8 và 9/10 và chia làm 2 tập: Tập 1 diễn ra từ 20h - 21h thứ Sáu ngày 8/10/2021; Tập 2 diễn ra từ 20h - 21h thứ Bảy ngày 9/10/2021.

Thính giả quan tâm có thể đăng ký và nhận thư mời tại website: https://embassyeducation.edu.vn/symphony/

Ngọc Minh