Trao đổi với VietNamNet, TS Lê Lâm, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay chủ trương này có từ năm học 2018 nhưng hiện nay mới thực hiện.

Nhà trường coi đây là một trong những công cụ phương tiện để sinh viên tiếp cận vấn đề nghiên cứu và bài giảng nhanh nhất.

"Việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học được nhà trường cho phép dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên sẽ đúc kết những kiến thức cơ bản để sinh viên tự tìm tòi những hướng mở và tính đa dạng của môn học" - ông Lâm nói.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo ông Lâm, với công nghệ tích hợp các ứng dụng thông minh, điện thoại trở thành những cố vấn chuyên môn thường trực cho từng sinh viên các ngành học.

“Phương pháp giảng dạy bằng so sánh đối chiếu các nguồn dữ liệu tài nguyên ngay trên điện thoại sẽ giúp rút ngắn thời gian đọc hiểu và trực quan qua các video clip thí nghiệp khoa học, hoặc các bài tập kinh nghiệm về tình huống của nghiệp vụ ngành học sẽ luôn có sẵn với sự đa dạng phong phú trên nền tảng tài nguyên trên Internet và các ứng dụng tra cứu khác” - vị hiệu trưởng đưa ra quan điểm.

Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho rằng lối nghe chép thụ động trên lớp học hiện không còn hấp dẫn, sinh viên học bài không vào. Do đó, thay vì cấm, nhà trường cho sinh viên sử dụng để sinh viên công khai tìm kiếm thông tin ngay trong giờ học.

“Việc dẫn dắt sinh viên tiếp cận tri thức theo hướng chủ động sẽ làm tăng tính tương tác trong phản biện và xây dựng để hình thành kiến thức của sinh viên ngay trong giờ học. Sinh viên không còn phải học thuộc lòng hay bị động như trước, tính liên kết và logic của chương trình sẽ dễ hình dung hơn” – ông khẳng định.

Lê Huyền

Bị phạt thả điện thoại vào nước, nhưng tôi không trách cô

Bị phạt thả điện thoại vào nước, nhưng tôi không trách cô

 Bị phạt thả điện thoại vào chậu nước nhưng tôi không hề trách hay ghét cô vì đó hoàn toàn là sự lựa chọn của mình.