- GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ, "Ngô Bảo Châu là niềm vui của tôi thì đúng hơn, là một niềm vui chứ. Tôi có được một đứa như thế thì cũng vui. Nhưng tôi không bao giờ nhận nó là học trò của tôi. Bởi vì nó học tôi một thời gian".

XEM VIDEO TALKS TẠI LINK SAU:

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi không dám nhận Ngô Bảo Châu là học trò của mình

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi không dám nhận Ngô Bảo Châu là học trò của mình

Chia sẻ với VietNamNet về chương trình Công nghệ giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, “Ngô Bảo Châu là niềm vui của tôi, nhưng tôi không bao giờ dám nhận Ngô Bảo Châu là học trò của mình”.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở lại câu chuyện đang thảo luận và liên quan đến việc đánh vần, có ý kiến cho rằng ngay trong sách tiếng Việt thực nghiệm, cũng có nhiều người băn khoăn, thậm chí bất bình với một số bài trong sách. Họ cho rằng cách dạy đó chỉ dạy trẻ con láu cá, chưa trong và tinh. Vậy thầy nghĩ như thế nào về những nhận xét như vậy?

GS Hồ Ngọc Đại: Chính nhận xét như thế mới là láu cá chứ không phải trẻ con láu cá. Trong tâm lí anh là người lớn láu cá thì cũng nghĩ trẻ con láu cá. Nhưng trẻ con thì kiểu khác. Trẻ con thật thà kiểu trẻ con, tức là mẹ vẫn bế nó được và nó vẫn giúp mẹ được.

Nhà báo Phạm Huyền: Các bậc phụ huynh như tôi hoặc thế hệ 7X thì băn khoăn ngày xưa học khác, bây giờ con mình học khác thì liệu nó có vấn đề gì không?

GS Hồ Ngọc Đại: Hiện nay là nhà trường dạy kém quá nên về nhà phải nhờ phụ huynh. Chứ còn cách của tôi là học trò học xong là xong. Xã hội hiện đại là xã hội phân công hợp tác hết sức nghiêm ngặt. Mỗi một người làm một việc và giỏi nhất về việc đấy, không có người thứ hai giỏi hơn. Cho nên tôi làm sao biết được việc của cô. Mà làm sao cô biết được việc của tôi. Cho nên mỗi người làm một việc tốt nhất của mình.

Nhà báo Phạm Huyền: Gần đây có một đồng nghiệp có chia sẻ với tôi là thực ra nếu chương trình Công nghệ giáo dục ưu việt thực sự, hoàn hảo thì lẽ ra phải sản sinh nhiều GS Ngô Bảo Châu hơn chứ. Thầy nghĩ sao ạ?

{keywords}
GS Hồ Ngọc Đại - Chủ biên chương trình Công nghệ giáo dục.

GS Hồ Ngọc Đại: Không. Những nhân vật như thế là của may giữa cuộc đời, không nói được. Tôi cũng là một cái may, ví dụ như thế. Có cơ may để trở thành may, chứ không phải ai cũng may được đâu. Thế cho  nên, trong cuộc đời như thế này đừng có tham, có gì anh hưởng nấy, có gì có nấy nên tôi không áp đặt cho ai cả.

Nhà báo Phạm Huyền: Thế thì GS Ngô Bảo Châu may mắn học chương trình của thấy hay thầy có may mắn dạy GS Ngô Bảo Châu?

GS Hồ Ngọc Đại: Cả hai. Tức Ngô Bảo Châu là niềm vui của tôi thì đúng hơn, là một niềm vui chứ. Tôi có được một đứa như thế thì cũng vui. Nhưng tôi không bao giờ nhận nó là học trò của tôi. Bởi vì nó học tôi một thời gian.

Nhà báo Phạm Huyền: Nhân nói tới GS Ngô Bảo Châu, thầy có thể bật mí một chút là, ờ gần đây thầy chia sẻ với một tờ báo thầy nói là thực ra người mà để thầy ấn tượng và quý nhất không phải là GS Ngô Bảo Châu, mà là một anh đi du học hai trường đại học ở nước ngoài sau đó về nước thì chỉ mở quán sửa xe?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi nói đúng quá, kệ nó thích cái gì nó làm cái đấy.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy, thầy bất mí một chút về trường hợp của anh ấy ạ? đó là một nhân vật như thế nào thưa thầy?

GS Hồ Ngọc Đại: Nó bình thường thôi, nó là một học sinh bình thường. Nó đi học nước ngoài đàng hoàng tất cả các thứ. Bằng đại học về nó mở hiệu chữa xe. Mà bây giờ nó chữa thành thạo rồi, nghe nói là nhập xe gì về mời nó đến xem Mời nó nó đến xem thử là có đúng không? Thì tôi thấy như này, ở đời người thì, làm một cái gì đấy có ích. Tôi bao giờ tôi cũng nói với học sinh cái câu mà, cái ví dụ, thường thường, tôi nói ví dụ. Tôi hồi trẻ đấy, tôi đi dạy học đấy, thì cái câu của bố Kenedy dạy con đấy, ông ấy mở một lớp dạy làm Tổng thống, và trong buổi khai mạc ông nói rằng là gia đình Kenedy, dòng họ Kenedy sẽ làm Tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ cái gì, anh móc cống, cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Cho nên cố gắng vươn lên đến mức giỏi nhất mình có thể, thế thôi! Tôi cũng là người như thế thôi.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy triết lí của thầy, áp dụng cho đến hàng trăm nghìn học sinh như thế, nhưng đối với con trai thầy thì sao ạ?

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi cũng không bao giờ tôi can thiệp. Nó thích gì thì kệ nó. Bởi vì thế này, nó có nguyện vọng của nó, nó có ý thích của nó. Có một cái thời kì mà, nó không làm, nó đang làm dở tiến sĩ nó bỏ, tôi cũng đồng ý. Tôi cũng thấy thoải mái. Vì nó nói với tôi thế này. Nó nói là, có cái gì đâu ba, mấy trăm triệu là xong. Nó bảo may mà không mang tiếng tiến sĩ.

Cảm ơn GS đã có những chia sẻ thẳng thắn với báo VietNamNet!

XEM LẠI VIDEO ĐẦY ĐỦ CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI GS HỒ NGỌC ĐẠI:

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường

GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ chương trình Công nghệ giáo dục là dạy học sinh trở thành người bình thường chứ không khác biệt như GS. Ngô Bảo Châu.

Mọi ý kiến xin gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn.

Thực hiện: Phạm Huyền- Hạnh Thúy

Video: Huy Phúc, Bạt Tuấn, Xuân Quý, Đức Yên

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn