Mục đích của hội thảo nhằm trao đổi về những sự thay đổi xu hướng và thách thức trong ngành dệt may, đặc biệt khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Những yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các quy định về môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động... mà các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ để tận dụng những ưu đãi của Hiệp định CPTPP, hướng đến sự phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may. 

{keywords}
Những yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các quy định về môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động... mà các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ để tận dụng những ưu đãi của Hiệp định CPTPP, hướng đến sự phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may

Ông Vương Đức Anh - Trợ lý TGĐ VINATEX đã giới thiệu về Hiệp định CPTPP – cơ hội gia tăng xuất khẩu, bao gồm: Các cam kết về quy tắc xuất xứ và mở cửa thị trường của Hiệp định CPTPP; Các vấn đề cần lưu ý khi tận dụng Hiệp định CPTPP – các quy định nội luật hóa của Việt Nam so với cam kết theo Hiệp định, các vấn đề có thể phát sinh gồm: Thủ tục chứng nhận xuất xứ, quy trình xác minh xuất xứ của nước nhập khẩu, lưu ý đối với nhà sản xuất – xuất khẩu; Khai thác tận dụng các linh hoạt về quy tắc xuất xứ: De minimis, nguồn cung thiếu hụt ... trong CPTPP và một số nội dung khác.

Dư địa gia tăng xuất khẩu vào thị trường CPTPP rất lớn, để tận dụng được tối đa ưu đãi thuế quan từ CPTPP hay EVFTA, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phải hình thành được chuỗi liên kết. Việc này cũng sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực khi thị trường biến động, đặc biệt là khi tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại và xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết -  ông Vương Đức Anh nhận định.

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm TTK VITAS cho rằng, quy định xuất xứ từ sợi của CPTTP đã đánh đúng vào điểm nghẽn của ngành dệt may vì hiện vẫn phải nhập gần 99% bông, 1,3 triệu tấn sơ xợi, 80% vải... Do đó, để vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội từ CPTPP, các DN dệt may phải có sự hiểu biết sâu rộng về hiệp định này. Trong đó, đặc biệt nắm kỹ các quy định về quy tắc xuất xứ, tìm hiểu rõ các thị trường trong khối để có hướng đi đúng.

Ông Cẩm cũng lưu ý, DN dệt may cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết với nhau nhằm xây dựng chuỗi liên kết trong nước. Đồng thời, DN cũng cần thu hút đầu tư, liên kết với các DN FDI, nhà đầu tư nước ngoài để nhận chuyển giao dòng vốn, công nghệ, trình độ quản trị và chen chân vào chuỗi giá trị.

“Một thách thức lớn khác mà doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết là môi trường. Dệt may là một trong những ngành có thể gây ô nhiễm môi trường. Nếu muốn phát triển bền vững trong dài hạn, doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành dệt may nói chung phải giải quyết vấn đề môi trường, tiết kiệm năng lượng. Việc xây dựng các công trình xanh vừa có ý nghĩa tuân thủ các cam kết về môi trường, lao động... trong các hiệp định FTA vừa góp phần xanh hóa và phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam”, ông Trương Văn Cầm nói.

Thanh Tú