Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã cho thấy tình hình hoạt động sụt giảm nghiêm trọng của lĩnh vực hàng không. 

Trong đó đáng chú ý, "ông lớn" hàng không Vietnam Airlines (VNA) dự kiến lỗ đến 10.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, sau khi đã lỗ 4.800 tỷ ở quý 1. Hiện tại số nợ phải trả quá hạn đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản, trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ nên không cho VNA giải ngân tiếp hoặc không gia hạn hoặc cấp tiếp hạn mức tín dụng.

{keywords}
 

Vậy hiện nay, VNA đang vay nợ ở những ngân hàng nào?

Tại báo cáo tài chính mới nhất là quý 1/2021, VNA không nêu chi tiết các chủ nợ là ai. Tuy nhiên ở báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán cho thấy hãng hàng không này đang vay ngắn hạn (đều không có tài sản đảm bảo) gần 6.800 tỷ đồng và vay dài hạn gần 9.000 tỷ.

Các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng đều tăng mạnh, hoặc cho vay mới trong năm 2020, tổng dư nợ tăng từ 1.274 tỷ đồng lên 6.793 tỷ. Trong đó dư nợ tại Vietcombank tăng từ 769 tỷ đồng lên hơn 2.700 tỷ, tại BIDV tăng từ 345 tỷ lên hơn 1.100 tỷ; tại Tecchombank tăng từ mức 113 tỷ lên 849 tỷ đồng; ở SeABank từ 36 tỷ lên hơn 460 tỷ đồng. Riêng khoản vay từ MSB (239 tỷ), MB (369 tỷ) và Ngân hàng Bangkok Đại Chúng (110 tỷ) là các khoản vay mới phát sinh.

{keywords}
Các khoản vay ngắn hạn của HVN tại các ngân hàng năm 2020 (ĐVT: Tỷ đồng)

Với các khoản vay dài hạn, Vietcombank đang là chủ nợ lớn nhất với dư nợ 4.841 tỷ đồng, tiếp đến là BIDV với 1.534 tỷ, Eximbank 832 tỷ, MB hơn 501 tỷ, VietinBank hơn 426 tỷ, VRB hơn 302 tỷ, Indovina hơn 254 tỷ, VIB hơn 171 tỷ, TPBank hơn 62 tỷ, Techcombank hơn 46 tỷ, MSB hơn 19 tỷ đồng. Ngân hàng VPBank và Agribank cũng còn dư nợ dài hạn tại HVN nhưng chỉ rất ít, lần lượt 2,6 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng. 

{keywords}
Dư nợ vay dài hạn của HVN tại một số ngân hàng tính đến hết năm 2020 (ĐVT: Tỷ đồng)

Tính tổng cả vay nợ ngắn hạn và dài hạn thì Vietcombank đang là ngân hàng cho HVN vay nhiều nhất với tổng cộng 7.500 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV với tổng cộng 2.600 tỷ đồng.

Ngoài các khoản vay từ ngân hàng, HVN còn nợ thuê tài chính dài hạn ở các tập đoàn tài chính nước ngoài tổng cộng hơn 18.200 tỷ đồng, trong đó chủ nợ lớn nhất là Tập đoàn ING hơn 8.100 tỷ, Citibank hơn 5.793 tỷ đồng, Ngân hàng MUFG hơn 1.667 tỷ, JP Morgan Chase hơn 1.287 tỷ, HSBC hơn 1.163 tỷ đồng...

{keywords}
 

(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

Hàng không Việt trước nguy cơ phá sản, bị kiện vì nợ đầm đìa

Hàng không Việt trước nguy cơ phá sản, bị kiện vì nợ đầm đìa

Vietnam Airlines đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản khi tiếp tục thua lỗ nặng nề. Các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air, Bamboo Airways thì cạn dần nguồn lực về tài chính - Bộ KH-ĐT nhận định.