Khơi thông các điểm nghẽn

Ngày 1/10/2020, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước gửi Quốc hội.

Tại báo cáo dài 56 trang gửi Quốc hội cùng nhiều phụ lục đính kèm, Chính phủ cũng đã liệt kê hàng loạt quy định trong các lĩnh vực còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý. Điều đáng chú ý là, với mỗi quy định pháp luật “có vấn đề” được chỉ ra, Chính phủ cũng đưa ra phương án xử lý.

Chẳng hạn, liên quan đến quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, Chính phủ đã rà soát 411 văn bản (57 luật, 261 nghị định, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 92 thông tư và thông tư liên tịch), phát hiện một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn.

{keywords}
Khơi thông điểm nghẽn, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư.

Động thái rà soát này của Chính phủ đã thể hiện sự lắng nghe những bức xúc được nhiều cơ quan, doanh nghiệp phản ánh nhiều năm qua, để “phát quang” rừng văn bản rộng đường cho sự phát triển.

Đó chỉ là một phần nhỏ trong số các khối lượng công việc khổng lồ được Đảng, Chính phủ tiến hành trong suốt 5 năm qua, nhằm tạo ra những tấm đệm vững chắc cho nền kinh tế chống chịu được những cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài, để tiếp tục phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Những năm qua, môi trường kinh doanh cải thiện, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện một bước quan trọng, nhờ đó đã giải phóng, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả một nguồn lực lớn xã hội.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm qua đạt hơn 9,2 triệu tỷ đồng, trong đó: Khu vực kinh tế tư nhân gần 4 triệu tỷ đồng, chiếm 43% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hơn 2,1 triệu tỷ đồng, chiếm gần 23%. Đáng lưu ý là vai trò khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế trong khi khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò ổn định và dẫn dắt, thúc đẩy đầu tư của 2 khu vực còn lại.

Ở góc độ Ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết: 5 năm 2016-2020, Ban Kinh tế Trung ương đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao chủ trì nhiều đề án trình Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó tham mưu, ban hành 15 nghị quyết, kết luận của Đảng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nghị quyết, kết luận về kinh tế - xã hội ban hành trong nhiệm kỳ khóa XII của Đảng.

Các chủ trương, chính sách do Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu, tham mưu, đề xuất là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta, thể hiện sự đột phá về tư duy và tầm nhìn, góp phần quan trọng cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và hoàn thiện dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIII của Đảng nhằm hiện thực hóa mục tiêu và khát vọng đưa nước ta đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tiếp tục vươn lên

5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến những bước đổi thay ngoạn mục. Theo lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, 5 năm qua, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng kinh tế cao (bình quân 6%/năm), quy mô nền kinh tế ước đạt 340 tỷ USD, tăng 1,4 lần, đứng thứ 4 trong ASEAN, năng suất lao động tăng cao (bình quân 5,8%/năm); kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát dưới 4%, tỷ lệ nợ công giảm (ước đạt 56,8% GDP), nợ xấu và rủi ro tài chính, tiền tệ giảm, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh, tiến gần mốc 100 tỷ USD...

{keywords}
 Năm 2020 Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất thế giới

Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, vững chắc với khu vực và toàn cầu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỷ USD, thặng dư cán cân thương mại liên tục, thu hút được khoảng 168 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài); đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao (GDP bình quân đầu người gần 3.500 USD)…

“Thành tựu trên có phần đóng góp quan trọng của kết quả thực hiện các Nghị quyết Trung 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới DNNN và phát triển kinh tế tư nhân cũng như các chủ trương khác của Đảng về kinh tế - xã hội”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ.

Nhấn mạnh bối cảnh đặc biệt của năm 2020 với muôn vàn khó khăn, thách thức bao vây, ông Nguyễn Hữu Nghĩa chia sẻ: Nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục giữ được sự ổn định và đạt mức tăng trưởng 2,91%, thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Năm 2020 cho thấy sức mạnh, trí tuệ, ý chí, giá trị và tinh thần dân tộc Việt Nam, nhất là đường lối, chủ trương đúng đắn và vai trò lãnh đạo của Đảng ta lại được khẳng định và phát huy trước những khó khăn, thách thức. 

Hà Duy

Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng

Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng

Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết tạo sức bật cho tăng trưởng giai đoạn tới. Nếu không chuyển đổi số kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ nền kinh tế tụt hậu.