{keywords}
Để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giấy, doanh nghiệp bắt buộc phải chú trọng đến khâu xử lý thải nếu muốn phát triển bền vững.

Cũng từng đứng trước thử thách về môi trường trong những ngày đầu vận hành nhà máy, sau đó nỗ lực khắc phục và trở thành 1 trong 100 doanh nghiệp được vinh danh doanh nghiệp Phát triển bền vững 2018 (PTBV), Lee & Man hiểu rõ giá trị của việc đầu tư vào hạng mục quan trọng này. Ông Patrick Chung - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm xoay quanh đề tài này.

- Lee & Man đã tham gia hội nghị toàn quốc về PTBV 2019. Bằng cách nào doanh nghiệp của ông vượt qua những thách thức về môi trường trong quá khứ để vận hành công ty theo hướng bền vững hơn?

Trong giai đoạn đầu vận hành mang tính chất thử nghiệm, phải nói rằng sai sót rất khó tránh. Tuy nhiên, chúng tôi không đơn thuần xem đó là sự cố hiển nhiên mà là bài học lớn để Lee & Man cẩn trọng điều chỉnh và có sự đầu tư cần thiết trong khâu sản xuất, xử lý chất thải... để không rơi vào “vết xe đổ”.

Bên cạnh hoạt động sản xuất thì vấn đề xử lý thải được Lee & Man theo dõi sát sao mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây. Cho đến nay, hệ thống xử lý thải tại nhà máy gần như đã hoàn thiện và chúng tôi cũng đang đầu tư thêm để nâng cao chất lượng trong công tác xử lý thải của hệ thống. Thậm chí, có những chỉ tiêu, chúng tôi đã có nhiều chỉ số vượt xa yêu cầu đến 50 lần.

{keywords}
Tham gia Hội nghị toàn quốc về PTBV với vai trò khách mời đặc biệt, ông Patrick Chung đã có những chia sẻ về cách Lee & Man vượt qua những thách thức về môi trường để vận hành công ty theo hướng bền vững hơn

- Ông có thể tiết lộ về con số và mức độ đầu tư cụ thể không?

Mỗi năm, công ty chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học … Cụ thể, trong năm 2018, Lee & Man đã dành khoảng 300,000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, hơn 1 triệu USD dành cho trang thiết bị hiện đại của nhà máy.

Trong năm nay tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỷ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn, nhằm làm giảm lượng bùn thải tạo ra trong quá trình xử lý thải.  

Đó là chưa kể chi phí đầu tư ban đầu khi xây dựng nhà máy. Cụ thể, Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì hiện đại nhất thế giới từ những nhà cung cấp thiết bị sản xuất giấy hàng đầu như Cộng hòa Áo, Thuỵ Điển, Mỹ, Đức... Cùng với hệ thống xử lý thải đạt chuẩn, mức độ tự động hoá cao của nhà máy cũng cho phép Lee & Man sử dụng ít năng lượng và tiêu thụ nước ở mức rất thấp trong ngành sản xuất giấy bao bì, góp phần bảo vệ môi trường.

{keywords}
Kinh tế tuần hoàn là chủ trương của nhà nước và cũng là xu hướng dẫn đến tương lai PTBV của doanh nghiệp

- Thường thì các doanh nghiệp đều cho rằng mình đầu tư hệ thống xử lý thải chuẩn nhưng đôi khi vẫn gặp sự cố. Ông nghĩ sao về chất lượng hệ thống xử lý thải hiện tại của Lee & Man?

Bất cứ ngành sản xuất nào cũng có rủi ro. Dù con số thống kê có hoàn hảo, trơn tru đến 100%, chúng tôi vẫn có dự phòng cho những phần trăm rủi ro dù nhỏ nhất. Do đó, cam kết của Lee & Man là sẽ luôn hoàn thiện và quan trắc hoạt động công ty để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định, đồng thời luôn sẵn sàng giải quyết triệt để, đúng thời điểm khi có vấn đề nảy sinh.

Hiện tại, hệ thống quan trắc của chúng tôi hoạt động 24/24, cập nhật liên tục các chỉ số (5 phút 1 lần về Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang) nên mọi sự cố (nếu có) sẽ được phát hiện và xử lý nhanh chóng. Báo cáo về hoạt động của công ty gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang cho thấy nước thải, khí thải sau khi xử lý tại nhà máy luôn đảm bảo trong quy định theo cột A tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nếu trực tiếp tham quan nhà máy sản xuất tại Hậu Giang bạn sẽ thấy, trong khuôn viên rộng hơn 82 ha, bên cạnh khu vực sản xuất còn có hồ sinh thái dung tích 42,000 mét khối chứa nước thải đã qua xử lý, đảm bảo có thể nuôi thả cá. Xung quanh khuôn viên nhà máy chúng tôi cũng dành rất nhiều diện tích để trồng các loại cây xanh như cau vua, bàng, giáng hương, phi lao... để vừa tạo bóng mát, vừa giúp “lọc” không khí.

{keywords}
Nhà máy sản xuất giấy Lee & Man tại Hậu Giang

- Doanh nghiệp ông tính đến vấn đề lợi nhuận như thế nào sau khi chi “khủng” như vậy?

Nói công ty không tính đến lợi nhuận là không đúng nhưng chúng tôi sẽ không vì lợi nhuận mà đánh đổi môi trường. Chúng tôi muốn PTBV, không chỉ bây giờ mà hàng chục, hàng trăm năm sau. Nếu cứ chăm chăm vào con số, lợi nhuận, tính toán chi li lợi ích ngắn hạn mà xem nhẹ yếu tố môi trường thì doanh nghiệp khó đi đường dài.

Do đó, dù hệ thống xử lý thải đã gần như hoàn thiện nhưng Lee & Man không chỉ đầu tư một lần mà liên tục nâng cấp, cải tiến. Chẳng hạn như nhận thấy trong quá trình sản xuất không tránh khỏi phát sinh mùi hôi, công ty đã chủ động xây dựng một hệ thống làm mát tăng cường trong hệ thống thu gom nước thải, thay đổi toàn bộ thiết bị che chắn khu vực xử lý nước thải từ vật liệu cao su, tôn thông thường thành vật liệu PTDF có độ bền cao, lên đến 20 năm.

Đồng thời xây dựng hệ thống khung sắt kiên cố với các ống thông gió thu thập vào các buồng phân loại khí để đảm bảo không phát sinh mùi hôi. Chi phí chắc chắn sẽ đội lên nhưng quan trọng nhất vẫn là tính hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!

Ngọc Minh