Trong tuần này, ông Trịnh Văn Quyết, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam “đánh rơi” 604 tỷ đồng.

Đây là tuần kém may mắn của nhiều đại gia Việt. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn, người giàu nhất sàn chứng Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất khi cổ phiếu ROS của công ty cổ phần xây dựng Faros giảm khá mạnh.

Cụ thể, sau 5 phiên giao dịch, ROS giảm 1.900 đồng/CP xuống 124.100 đồng/CP. ROS khiến vốn hóa thị trường công ty cổ phần xây dựng Faros Faros “bốc hơi” 817 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất tại Faros, trong tuần, ông Quyết “đánh rơi” 531 tỷ đồng.

Mất mát của ông Quyết sẽ lớn hơn nếu tính cả lượng cổ phiếu thuộc sở hữu của bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ ông Quyết. Cũng là một trong những cổ đông lớn tại Faros, tuần này, tài sản của bà Diệp hao hụt 38 tỷ đồng.

{keywords}

Người giàu nhất Việt Nam Trịnh Văn Quyết ‘đánh rơi’ 604 tỷ đồng

Bên cạnh ROS, cổ phiếu FLC của công ty cổ phần tập đoàn FLC cũng khiến tài sản của ông Quyết đi lùi. Tính chung cả tuần, FLC giảm 670 đồng/CP xuống 5.550 đồng/CP. Đây là mức giá thấp nhất của FLC kể từ ngày 6/10.

FLC khiến vốn hóa thị trường Tập đoàn FLC giảm 351 tỷ đồng và số lượng cổ phiếu FLC của ông Quyết “bốc hơi” 73 tỷ đồng. Như vậy, thời gian này, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Quyết hao hụt 604 tỷ đồng.

Giảm sâu hơn ROS là cổ phiếu MSN của công ty cổ phần tập đoàn Masan. Sau 5 phiên giao dịch với nhiều thăng trầm, MSN giảm 5.200 đồng/CP xuống 62.800 đồng/CP. MSN là một trong những cổ phiếu đại gia giảm mạnh nhất tuần này.

MSN giảm mạnh khiến bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Tập đoàn Masan mất 147 tỷ đồng. Trước đây, bà Yến trước đây thường xuyên nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhưng hiện nay, nữ đại gia này đã rớt xuống vị trí thứ 14.

Ở chiều ngược lại, VHC là một trong những cổ phiếu đại gia bứt phá mạnh nhất khi tăng 5.600 đồng/CP. VHC giúp Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có thêm 517 tỷ đồng. Là cổ đông lớn nhất tại Vĩnh Hoàn, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty có thêm 255 tỷ đồng.

“Theo chân” VHC, cổ phiếu MWG tăng 2.000 đồng/CP lên 165.000 đồng/CP. MWG giúp tài sản của ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động tăng 46 tỷ đồng lên 3.795 tỷ đồng.

Trong tuần này, đây không phải thông tin “nóng” nhất của Thế giới di động. Mới đây, Thế giới di động khiến người lao động “ghen tị” khi công bố thưởng hơn 7 triệu cổ phiếu trị giá trên 1.200 tỷ đồng cho cán bộ chủ chốt

Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 1, cổ phiếu ngành dầu khí bứt phá mạnh. Hàng loạt mã như GAS, PVD, PVV,… đua nhau tăng trần. Nguyên nhân là do OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu, từ đó đẩy giá dầu tăng cao.

Tuy nhiên, OPEC chỉ nâng đỡ cổ phiếu dầu khí trong một phiên duy nhất. Sau đó, sang phiên 2/12, GAS, PVD, PVS hay PVV đồng loạt hạ nhiệt. Tính chung cả tuần, cổ phiếu ngành dầu khí biến động khá chậm chạp.

Là “anh cả” của cổ phiếu dầu khí đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong ngày quan trọng 1/12, GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam tăng trần, tăng 4.400 đồng/CP lên 68.300 đồng/CP. GAS giúp vốn hóa thị trường GAS có thêm 8.419 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do giảm mạnh trong những phiên trước đó nên tính chung cả tuần, GAS vẫn giảm 100 đồng/CP xuống 67.900 đồng/CP. Vì vậy, vốn hóa thị trường GAS “bốc hơi” 191 tỷ đồng.

May mắn hơn “anh cả”, cổ phiếu PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí quy trì được đà đi lên khi tăng 400 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa PVD tăng 153 tỷ đồng.

Trong phiên 1/12, PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là mã khá hiếm hoi khi không duy trì được đà tăng trần thiết lập từ đầu phiên. Dù vậy, sau 5 phiên giao dịch, PVS vẫn tăng 900 đồng/CP lên 18.300 đồng/CP. PVD giúp vốn hóa thị trường Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tăng 402 tỷ đồng.

(Theo VTC)