Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa cho biết tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 được kiểm toán.
Trước đó, HOSE đã nhận được báo cáo tài chính hợp nhất bán niên của YEG với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm âm gần 197 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối tới ngày 30/6/2021 âm hơn 184 tỷ đồng.
Yeah1 đang ở trong tình trạng khá bi đát sau tham vọng bất thành vươn tầm quốc tế trong lĩnh vực truyền thông nhưng dựa trên nền tảng của các ông lớn công nghệ như Youtube trong vài năm trước.
Doanh nghiệp này nằm trong số ít đơn vị chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên và cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm thê thảm trong gần 3 năm qua. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu Yeah1 đã giảm 60%.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, chủ tịch Yeah1. |
Cổ đông lớn là bà Trần Uyên Phương đã liên tục thoái vốn khi bán ra lượng cổ phiếu Yeah1 đã từng mua ở mức giá 50.000 đồng/cp còn bán ra ở mức 15.000-17.000 đồng/cp. Cụ thể, trong giao dịch đầu tháng 8, bà Phương tiếp tục bán ra 1,36 triệu cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 và giảm tỷ lệ sở hữu tại Yeah1 xuống còn 14,5% vốn, tương đương 4,56 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu Yeah1 giảm mạnh kể từ khi lên sàn hồi giữa 2018 với mức giá 300.000-350.000 đồng/cp, tương đương vốn hóa của doanh nghiệp trên 9.000 tỷ đồng. Tới nay, Yeah1 đang giao dịch ở mức 16.000-17.000 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa thị trường chỉ khoảng 500 tỷ đồng.
Yeah1 lao dốc trong bối cảnh lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm hai năm liên tiếp: năm 2019 âm hơn 385 tỷ đồng và 2020 âm gần 182 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 âm 219 tỷ đồng.
Sau khi bắt buộc phải bỏ cuộc chơi tại Hollywood và tạm thời gác lại tham vọng tỷ USD, doanh nghiệp của ông trùm truyền thông và truyền hình Nguyễn Ảnh Nhượng Tống liên tục thua lỗ khi mảng thương mại truyền thông kinh doanh dưới giá vốn và chi phí bán hàng tăng đột biến. Hoạt động kinh doanh thua lỗ của Yeah1 liên quan đến cuộc khủng hoảng mạng đa kênh với Youtube.
Hồi tháng 3/2019, CTCP Tập đoàn Yeah1 đã phải bán lại toàn bộ 100% cổ phần tại ScaleLab (trụ sở ở Holywood) cho các chủ sở hữu cũ là Brenner Pass Investment Corp. với giá không đổi là 12 triệu USD sau khi mua 100% cổ phần của ScaleLab hồi tháng 1/2019.
Yeah1 buộc phải bán lại ScaleLab ngay sau cú sốc bị YouTube phạt.
Biến động chỉ số VN-Index. |
Gần đây, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và bị HOSE để ở trong diện kiểm soát như Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Gỗ Trường Thành (TTF), Hùng Vương...
Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới gần 7,4 nghìn tỷ đồng và công ty vi phạm một số cam kết đối với hợp đồng vay. Kiểm toán cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn, có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) gần đây được nhóm cổ đông Mai Hữu Tín tham gia vực dậy nhưng vẫn gặp khó khăn và thuộc trong diện kiểm soát của HOSE. TTF cũng được chuyển đổi khoản nợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành cổ phần ưu đãi. Doanh nghiệp này nợ nần chồng chất và giá cổ phiếu xuống dưới 2.000 đồng/cp.
Thủy sản Hùng Vương (HVG) từng là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành thủy sản nhưng đầu tư đa ngành và thua lỗ. Doanh nghiệp này đã phải rời sàn và chuyển sang Upcom.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 24/9
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giá cổ phiếu có xu hướng đi ngang. Dòng tiền rút khỏi các cổ phiếu nóng, trong khi có dấu hiệu đổ trở lại vào các cổ phiếu blue-chips.
Chốt phiên 23/9, chỉ số VN-Index tăng 2,08 điểm (0,15%) lên 1.352,76 điểm; UPCom-Index tăng 0,74% lên 98,37 điểm và chỉ có HNX-Index giảm 0,66% xuống 361,02 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch đạt hơn 24.400 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn duy trì mạch bán ròng trên toàn thị trường, tổng giá trị bán ròng đạt 373 tỷ đồng. Thống kế cho thấy, HPG, KBC, DGC, MSN bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh trong khi ngược lại MBB và CTG, VND tiếp tục
Theo BSC, thị trường duy trì tục xu hướng giằng co quanh ngưỡng 1.350 điểm trong phiên giao dịch hôm qua. Dòng tiền đầu tư co hẹp vào một số ngành khi có 9/19 nhóm ngành vận động khả quan so với phiên trước. Các nhóm ngành củng cố đà tăng của thị trường là: bán lẻ, tiện ích và y tế.
Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản tăng trở lại, cho thấy áp lực chốt lãi ngắn hạn tại ngưỡng tâm lý 1.350 điểm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng tại cả 2 sàn HSX và HNX.
Với xu hướng như trên, thị trường nhiều khả năng vẫn có thể vận động tích lũy quanh ngưỡng 1.350 điểm cho đến khi dòng tiền đầu tư phân hóa theo kết quả kinh doanh quý III.
Chốt phiên chiều 23/9, chỉ số VN-Index tăng 2,084 điểm lên 1.352,76 điểm. HNX-Index giảm 2,4 điểm xuống 361,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,72 điểm lên 98,38 điểm. Thanh khoản đạt 29,0 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn, giảm nhẹ so với phiên liền trước. Riêng sàn HOSE đạt hơn 30,0 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Tan giấc mộng tỷ USD, đại gia đình đám một thời lao dốc không phanh
Cú sốc Hollywood khiến tham vọng tỷ USD của ông trùm truyền thông và truyền hình Nguyễn Ảnh Nhượng Tống ngày càng xa vời. Đại gia đình đám một thời rớt khỏi danh sách những người giàu nhất Việt Nam.