Làm Tổng thống của Hoa Kỳ cũng nhận được khoản lương cộng thêm gói bảo hiểm như các công việc bình thường khác. Từ năm 2001, lương của người đứng đầu Nhà Trắng tăng lên mức 400.000 USD/ năm, trong đó có 50.000 USD công vụ phí.

Bên cạnh nhóm bác sĩ riêng trong khoảng thời gian tại vị, các cựu Tổng thống Mỹ còn được trả lương lưu và nhận được sự bảo vệ của mật vụ cho đến cuối đời. Điều thú vị nhất về khoản lương của các tổng thống Mỹ không phải là họ kiếm được bao nhiêu tiền mà họ làm gì với số tiền đó. Dưới đây là một vài ví dụ:

Cố Tổng thống John Kennedy làm từ thiện

Khi ông Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ năm 1961, ông đã rất giàu có. Tài sản của gia đình Kennedy trị giá khoảng 1 tỷ USD vào thời điểm đó và bản thân ông cũng sở hữu một quỹ tín dụng hàng triệu USD. Chắc chắn, ông Kennedy chẳng cần đến khoản lương Tổng thống (khi đó là 100.000 USD/ năm và 50.000 USD công vụ phí, vì vậy ông đã quyết định làm từ thiện vơi số tiền đó.

{keywords}

Tổng thống Kennedy dùng toàn bộ lương làm từ thiện.

Một tờ báo khi đó đã viết: “Toàn bộ lương của Tổng thống Kennedy sẽ được dùng để làm từ thiện. 6 tổ chức từ thiện đã nhận được khoản tiền hơn 94.000 USD từ lương của Tổng thống năm 1961”. Theo tờ báo này, một số tổ chức nhận tài trợ của Tổng thống bao gồm các tài năng thể thao, quỹ Negro College và Ủy ban các gia đình Cuba.

Ông Kennedy cũng quyên góp toàn bộ lương mà ông kiếm được ở Quốc hội Mỹ trong suốt 14 năm làm việc tại Thượng viện và Hạ viện. Tổng cộng, số tiền mà cố Tổng thống Kennedy làm từ thiện có thể lên đến 500.000 USD trong sự nghiệp chính trị của mình.

Gia đình Obama vừa trả hết nợ phí đại học

Các Tổng thống khác, như Herbert Hoover, Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ, cũng quyên góp lương tổng thống cho các quỹ từ thiện, hay như George Washington đã từ chối nhận khoản lương 25.000 USD. Tuy nhiên, không phải tất cả các Tổng thống Mỹ đều có nhiều tiền để lựa chọn làm từ thiện.

{keywords}

Vợ chồng Obama mới trả hết các khoản nợ thời đại học.

Tổng thống Obama đã khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố vài năm trước rằng họ mới vừa hoàn thành các khoản nợ từ thời sinh viên. Phát biểu trước các khán giả ở ĐH Bắc Carolina, Chapel Hill, ông bày tỏ sự cảm thông của mình với những gánh nặng kiểu như vậy.

“Michelle và tôi, chúng tôi cũng từng ở trong hoàn cảnh của các bạn. Hãy thử kiểm tra xem, tôi là Tổng thống Hoa Kỳ nhưng chúng tôi vừa mới hoàn thành mọi khoản nợ của thời sinh viên 8 năm trước. Khoảng thời gian cách đây không quá lâu. Đó là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi chúng tôi có Malia và Sasha và chúng tôi còn phải tiết kiệm để chuẩn bị chi phí học tập cho các con”, ông Obama tâm sự.

Một số Tổng thống Mỹ còn phá sản

Làm Tổng thống đồng nghĩa với mức lương tương đối cao, đặc biệt là khi so sánh với những công việc được trả lương cao nhất thế giới hiện nay. Babe Ruth, cầu thủ bóng chày nổi tiếng của Mỹ, từng trở nên nổi tiếng khi đòi mức lương 75.000 USD/ năm. “Tôi biết mức đó hơi cao, nhưng tôi làm tốt hơn cả Tổng thống Hoover”, Ruth nói.

{keywords}

Tổng thống Truman khốn đốn vì các khoản nợ.

Ngày nay, khoảng cách thu nhập giữa các ngôi sao vận động viên với Tổng thống Mỹ đã khá rộng. Tuy nhiên, khoảng một thế kỷ trước, một vài Tổng thống Mỹ thực sự phải “vật lộn” với cuộc sống trước, trong và sau khi nhiệm kỳ của họ kết thúc.

Thomas Jefferson, người khai sinh ra Bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, đã mang khoản nợ hơn 10.000 USD trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, trong khi đó William Harrison, Tổng thống thứ 9 của Hoa Kỳ, phải chật vật với tài chính khi ông trưởng thành và qua đời chỉ một tháng sau khi nhậm chức. Và Harry Truman, Tổng thống thứ 34, đã mất toàn bộ tài sản thừa kế vì đầu tư không đúng chỗ, sau đó còn phải gánh nợ trong nhiều năm. Có lẽ chính hoàn cảnh khó khăn về tài chính của Truman đã khiến Quốc hội Mỹ đồng ý nâng mức lương Tổng thống lên 100.000 USD/ năm như hiện nay.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Theo Infonet