Xung đột Donald Trump-Trung Quốc được dự báo chưa thể tháo gỡ và là nguy cơ chính đối với châu Á. Tuy nhiên, sức cầu nội địa mạnh mẽ trong khu vực giúp các nền kinh tế đang phát triển vượt qua thách thức bên ngoài. 

Donald Trump tung đòn hiểm: Trung Quốc lung lay tham vọng chiếm ngôi số 1

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố ấn bản bổ sung cho báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2018. Trong đó, cơ quan này dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực đang vượt qua những thách thức bên ngoài nhờ vào nhu cầu nội địa mạnh mẽ, trong khi áp lực lạm phát đang được thu hẹp.

Theo ADB, tăng trưởng của khu vực dự báo ở mức 6% cho năm 2018 và 5,8% cho năm 2019. Nếu không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới nổi gồm Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc; Singapore và Đài Loan, Trung Quốc, triển vọng tăng trưởng của khu vực được duy trì ở mức 6,5% cho năm 2018 và 6,3% cho năm 2019.

Giá cả hàng hóa quốc tế thấp hơn và hành động của ngân hàng trung ương nhằm bình ổn biến động thị trường khiến lạm phát ở khu vực châu Á đang phát triển được dự báo ở mức 2,6% trong năm 2018 và 2,7% cho năm 2019, giảm so với mức dự báo trước đó là 2,8% cho cả hai năm. 

{keywords}
Báo cáo mới của ADB: Châu Á vượt qua thách thức bên ngoài.

Đây là một dự báo khá tích cực của ADB đối với khu vực, sáng sủa hơn rất nhiều so với các dự báo của chính tổ chức này hồi năm 2017, nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được ADB đánh giá chưa được tháo gỡ vẫn là nguy cơ chính đối với triển vọng kinh tế của khu vực.

Trước đó, trong báo cáo đầu năm 2017, ADB dự báo dự báo châu Á tăng trưởng tụt giảm xuống mức 5,7% trong cả 2 năm 2017 và 2018, mức tăng chậm nhất trong gần 1 thập kỷ do tình hình chính sách không ổn định của các nền kinh tế phát triển và dòng vốn chảy ra khỏi khu vực châu Á.

Khi đó, ADB lo ngại các nước châu Á sẽ chịu áp lực lạm phát gia tăng và dòng vốn có thể chạy ra khỏi khu vực do Mỹ đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất. Các đồng tiền châu Á sẽ giảm so với USD, gây ra nhiều cú sốc trong khu vực trong đó có nợ công tăng lên.

Trung Quốc khi đó được cho là đối mặt một loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề nợ công cao và tín dụng ngầm. Bóng ma khủng hoảng 1997 ám ảnh châu Á khi đó đã bao phủ ở nhiều nước trong khu vực.

Trong 2 năm 2015 và 2016, sự lao dốc của các đồng tiền châu Á (xuất phát từ cú sốc tỷ giá của Trung Quốc hồi tháng 8/2015) cũng khiến bóng ma khủng hoảng bao trùm trong khu vực. Sự giảm tốc kinh tế Trung Quốc tác động xấu tới các nền kinh tế châu Á có kim ngạch thương mại lớn với nước này cũng như các nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới.

Bước ngoặt lịch sử hồi tháng 8/2015 của Ngân hàng Trung ương TQ (PBoC) đưa cơ chế quản lý đồng nhân dân tệ (NDT) chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ, với cú hạ giá NDT tổng cộng 5% đã khiến thế giới chao đảo. 

{keywords}
Căng thẳng Trung Mỹ mang tới cơ hội ngắn hạn cho một số quốc gia.

Theo ADB, các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương đang vượt qua những thách thức bên ngoài nhờ vào nhu cầu nội địa mạnh mẽ, trong khi áp lực lạm phát đang được thu hẹp.

Ông Yasuyuki Sawada, Trưởng Ban Kinh tế của ADB cho rằng, thỏa thuận tạm ngừng nâng thuế quan thương mại giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là rất đáng hoan nghênh, song xung đột chưa được tháo gỡ vẫn là nguy cơ chính đối với triển vọng kinh tế của khu vực. Đây là lý do mà ADB giữ nguyên, không nâng dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm nay.

Tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, vẫn được kỳ vọng đạt 6,6% trong năm 2018 và giảm còn 6,3% trong năm sau.

Trong khi đó, đà tăng trưởng tiếp diễn ở Ấn Độ nhờ xuất khẩu gia tăng và sản lượng công nghiệp và nông nghiệp cao hơn. Tăng trưởng của Ấn Độ được dự báo đạt 7,3% trong năm 2018 và 7,6% trong năm 2019.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ở Trung Á trong năm 2019 được dự báo đạt 4,3%, tăng so với mức dự báo 4,2% vào tháng 9, do sự hồi phục trong đầu tư công và sản lượng cao hơn của mỏ khí thiên nhiên Shah Deniz đã giúp nâng cao triển vọng tại Azerbaijan.

Dự báo tăng trưởng năm 2019 của khu vực Nam Á giảm còn 7,1% so với mức 7,2% vào tháng 9. Đông Nam Á được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 5,1% trong năm 2019, so với dự báo trước đó là 5,2%. Khu vực Thái Bình Dương vẫn giữ vững triển vọng tăng trưởng 3,1% trong năm 2019.

Trong báo cáo kinh tế thường niên “Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2018 công bố hồi cuối tháng 9, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam ở mức 6,8% và tăng trưởng 2018 ở mức 6,9%.

Mặc Trung Quốc chịu nhiều áp lực suy giảm tăng trưởng, một số "ngôi sao kinh tế" của châu Á trong đó có Ấn Độ và Việt Nam đang vượt qua được các khó khăn. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng vừa có báo cáo cho rằng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo ra những cơ hội ngắn hạn cho những nước như Việt Nam.

Trước đó, hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cho rằng Châu Á với 2 trung tâm tài chính là Singapore và Hồng Kông sẽ thu hút được ngày càng nhiều tài sản từ trong và ngoài khu vực trong những năm tới và góp phần đưa châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực giàu nhất thế giới vào năm 2019.

H. Tú

Tình hình xấu đi, Trung Quốc gặp khó: Việt Nam vượt lên, top đầu thế giới

Tình hình xấu đi, Trung Quốc gặp khó: Việt Nam vượt lên, top đầu thế giới

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc và có xu hướng tốt lên trong ngắn hạn, trong khi đó Trung Quốc và các nước trong khu vực có xu hướng tăng chậm lại. Tuy nhiên, về trung và dài hạn Việt Nam đối mặt với nguy cơ suy giảm.