Ngành nông nghiệp của Nhật Bản đang đối mặt với thách thức khi nông dân ngày càng già đi, đồng ruộng bị bỏ hoang nhiều hơn trong thập kỷ qua. Giải pháp mới đang được đưa ra là một thế hệ mới nông dân của nước này là các robot và máy kéo không người lái.

Nhóm bộ trưởng nông nghiệp các nước công nghiệp phát triển G7 vừa có cuộc họp tại Niigata (Nhật Bản) để bàn về một vấn đề đang khá nóng bỏng đối với ngành nông nghiệp hiện nay là sự sụt giảm của nguồn nhân lực. Trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên nhóm G7 đã phải bàn về vấn đề mang tính thách thức lớn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng về nguồn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

{keywords}
Máy móc sẽ thay thế con người trồng trọt. (Ảnh: Bloomberg)

Tại Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của nông dân Nhật Bản là 67 tuổi. Bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, ông Hiroshi Moriyama đã đưa ra giải pháp thay thế những người nông dân bằng máy kéo không người lái tiên tiến của Nhật. 

Theo bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản, chỉ bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ cao, nông dân  mới có thể tăng năng suất khi nguồn lao động nông nghiệp này càng giảm.

Nhóm G7 các bộ trưởng nông nghiệp đánh giá, thác thức lớn nhất hiện nay của ngành nông nghiệp là tuổi nghề của nông dân, nhu cầu thực phẩm tăng, biến đổi khí hậu.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, độ tuổi trung bình của nông dân trong nhóm G7 là 60 tuổi. Chính phủ Nhật Bản đang triển khai kế hoạch dành 4 tỷ Yên (36 triệu USD) để khuyến nông trong đó chú trọng các hoạt động tự động hóa đồng ruộng, giúp các kỹ sư phát triển khoảng 20 loại robot, trong đó có cả robot giúp phân loại hoa quả.

Trong hai thập kỷ qua, diện tích đất nông nghiệp không được canh tác, bỏ hoang tại Nhật đã tăng lên con số gấp đôi, với 420 nghìn ha. Hơn 65% nông dân Nhật đã trên 65 tuổi, trong khi đó, người trẻ nước này không muốn làm nông nghiệp. Chính vì thế, ngành nông nghiệp Nhật Bản đang phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu, hơn 60% thực phẩm đang nhập từ nước ngoài.

“Nông dân già nua đang đe dọa tính bền vững của nông nghiệp khi dân số toàn cầu đang tăng lên, việc sản xuất lương thực là cần thiết để đáp ứng nhu cầu này. Chúng tôi, các nước G7 đang phải nhóm họp thảo luận tìm giải pháp về vấn đề nóng bỏng này”, ông cho hay.

Kubota, một công ty sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất Nhật, đã chế tạo ra máy kéo sử dụng trên đồng lúa. Máy có khả năng phân tích chất lượng đất tự động và canh tác trên đồng ruộng. Công ty Iseki & Co và Yanmar Co cũng đã hợp tác với Hitachi để phát triển máy móc nông nghiệp. Các công ty sản xuất máy nông nghiệp của Nhật đang nghiên cứu chế tạo ra máy móc hỗ trợ thu hoach, vận chuyển nông sản. Loại máy này sẽ hỗ trợ cho người già, phụ nữ tại các khu vực khó tự động hóa.

Chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu JSC nhận định việc cải tiến công nghệ trong nông nghiệp sẽ giúp ngành này tăng sức hấp dẫn đối với người lao động trẻ, giúp cho giải quyết một phần nhỏ vấn đề nhân sự.

Tuy nhiên, ông Tom Vilsack, đại diện ngành nông nghiệp của Mỹ đã cảnh báo việc sử dụng máy móc thay thế con người mà không có sự giám sát có thể dẫn tới tình trạng năng suất lao động sụt giảm.

Nam Hải (Theo Bloomberg)