Thông tin người dân có thể ra đường, tham gia một số hoạt động căn cứ vào chứng nhận tiêm vắc xin Covid-19 trong thời gian tới khiến cộng đồng mạng xuất hiện ý tưởng kinh doanh áo phông in hình QR code chứng nhận tiêm.
Theo đó, để thuận tiện, không phải sử dụng điện thoại thông minh, người đã tiêm vắc xin có thể đặt in áo phông có chứng nhận này. Mỗi người có một mã QR code khác nhau, được in trên áo theo yêu cầu. Giá mỗi chiếc áo, gồm cả công in, khoảng 100.000-150.000 đồng/chiếc.
Trên cộng đồng mạng, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh ý tưởng kinh doanh này. Nguyễn Trường Vũ, một thành viên, cho hay: “Mình bán áo này, in tuỳ chỉnh Code cá nhân theo từng người. Áo vừa đẹp vừa xinh, tôn dáng lại tiện cho việc quét mã nhanh chóng gọn nhẹ mà không tốn công lấy điện thoại ra”.
Áo in QR chứng chỉ tiêm vắc xin |
Ý tưởng kinh doanh mùa dịch được nhiều thành viên đánh giá cao |
Trần Minh Tú, một thành viên khác, đề xuất: “Áo màu xanh luôn để dễ nhận biết những người có thẻ xanh tiêm hai mũi Covid-19, vừa có thêm QR code tiện kiểm tra”. Nguyễn Hoàng nhận xét: “Cơ hội kiếm tiền là đây chứ đâu”.
Đánh giá cao ý tưởng khởi nghiệp này, thành viên Tuấn Linh nhận xét: “Startup ngon lành kiếm tiền mùa dịch, mình in luôn 7 cái để mặc cho 7 ngày trong tuần luôn”.
Mặc dù được tán thành, song không ít thành viên cho rằng, mẫu QR code in trên áo theo thời trang thì được, còn sử dụng QR code thật của cá nhân có nguy cơ làm lộ thông tin, bảo mật, ảnh hưởng tới quyền riêng tư.
Trên các trang thương mại điện tử, loại áo in hình liên quan tới vắc xin Covid-19 cũng được nhiều người quan tâm. Đơn cử, áo có chữ “Tôi đã tiêm vắc xin” có giá khoảng 150.000 đồng/chiếc. Huy hiệu đã tiêm vắc xin có giá từ 30.000 đồng/chiếc.
Phụ kiện thời trang liên quan tới tiêm vắc xin |
Áo có in chữ đã tiêm đầy đủ |
Mùa dịch, nhu cầu ăn mì tôm nhiều nên các mẫu quần áo liên quan tới mì tôm cũng gây chú ý. Loại áo này được bán với giá từ 60.000-150.000 đồng/chiếc, tuỳ theo chất liệu.
Áo mì tôm gây chú ý mùa dịch |
Áo in vỏ mì tôm |
Nhiều loại mì ăn liền được in lên áo làm đồng phục |
Anh Sa
Biến nhà máy thép thành trạm bơm oxy cứu người
Các nhà máy thép chuyển đổi một phần công năng thành trạm ATM bơm oxy, cứu người.