Lựa chọn biểu giá điện 5 bậc thang, thay vì 6 bậc

Tại hội thảo về Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức sáng 5/11, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Bộ môn Kinh tế Năng lượng Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm Đề án, đã nêu 3 phương án tính giá điện sinh hoạt: 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc.

Cụ thể, phương án 3 bậc (Bậc 1 từ 0-100kWh/tháng; Bậc 2 từ 101-400kWh/tháng; Bậc 3 từ 401kWh/tháng trở lên).

Phương án 4 bậc (Bậc 1 từ 0-100kWh; Bậc 2 từ 101-300kWh; Bậc 3 từ 301-600kWh và bậc 4 từ 601kWh trở lên).

{keywords}{keywords}{keywords}

Phương án 5 bậc (Bậc 1 từ 0-100kWh; Bậc 2 từ 101-200kWh; Bậc 3 từ 201-400kWh; Bậc 4 từ 401-700kWh và Bậc 5 từ 701kWh trở lên). Đồng thời, đề xuất phương án 5 bậc thang.

Ông Bùi Xuân Hồi cho hay, cả ba phương án đều không gây tác động nhiều đến hộ tiêu dùng, xã hội và doanh thu của EVN giảm nhẹ. Mặc dù phương án 3 bậc triển khai thực tế sẽ đơn giản hơn 4 bậc và 5 bậc nhưng đây là phương án mà hộ từ 101-200 kWh sẽ trả chi phí tăng nhiều nhất.

Cuối cùng, Đề án đưa ra phương án áp dụng Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt là 5 bậc.

Theo tính toán, số hộ dùng điện dưới 400 số chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Cụ thể, số hộ dùng dưới 100 số trở xuống chiếm 32,7%. Còn số hộ dùng 101-200 số chiếm 35,4%. Số hộ dùng 201-400 số chiếm 20,6%. Còn lại, số hộ dùng từ 401 số trở lên chiếm tỷ lệ ít, chỉ hơn 7%.

Lý giải việc lựa chọn phương án 5 bậc, ông Bùi Xuân Hồi cho rằng, phương án này phù hợp hơn cả với các mục tiêu định giá: Hộ tiêu dùng bậc 101-200 kWh/tháng chịu tác động ít nhất trong ba phương án; việc chia các bậc thang dùng nhiều điện chi tiết hơn cũng phù hợp hơn với đặc điểm tiêu dùng hiện nay; 5 bậc thang sản lượng cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình.

Chia sẻ thêm về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo 5 bậc, ông Bùi Xuân Hồi cho biết, người tiêu dùng tại bậc 1 (<101kWh) sẽ phải trả thêm gần 2.800 đồng/tháng; bậc 2 (101-200kWh) sẽ trả thêm hơn 8.300 đồng/tháng.

Nhà nước vẫn hỗ trợ tiền điện cho một số hộ nghèo, hộ chính sách với số điện sử dụng 30 kWh.

Với phương án này, chi hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo của Chính phủ sẽ tăng khoảng 5,7 tỷ đồng/tháng và doanh thu của EVN sẽ có mức giảm nhẹ.

{keywords}
Biểu giá điện sinh hoạt 6 bậc hiện đang áp dụng.

Trong khi đó ở các bậc tiêu dùng điện khác đều có mức trả thấp hơn so với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành từ 12.000 đến 189.000 đồng/tháng. Người dùng 200-400 số giảm được 62 nghìn đồng/tháng. Đáng chú ý, người dùng từ 401 số - 700 số giảm được 174 nghìn tiền điện một tháng. Người dùng 701 số giảm tới 189 nghìn đồng/tháng.

Còn phân vân

Dù nhất trí phương án 5 bậc, nhưng TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, còn đôi chút phân vân trước phương án 5 bậc. Bởi lẽ nếu theo phương án này, những người ở bậc thấp thì trả thêm tiền, còn những người bậc cao thì trả ít đi.

Vì thế, ông Cung kiến nghị nên giảm phần giá đối với bậc thấp, tăng giá đối với phần bậc cao trong biểu giá 5 bậc như tại đề án đưa ra.

{keywords}
Biểu giá điện mới tương ứng với từng mức thu  nhập.

Đồng tình phương án 5 bậc, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam, cho rằng: Việc gộp các bậc trong biểu giá điện như đề xuất là hợp lý vì chênh lệch hai bậc trong biểu giá 6 bậc cũ không quá nhiều. Đồng thời, việc lựa chọn phương án nhiều bậc (5 bậc thay vì 3 hay 4 bậc) cũng đảm bảo được ý đồ của biểu giá bậc thang: dùng càng nhiều giá càng cao.

Ngoài ra, cần phải cải tiến biểu giá bởi hiện nay, mức độ chênh lệch của bậc cao nhất và thấp nhất là chưa đủ mạnh để người sử dụng cảm nhận được “sức nóng” của dùng điện nhiều, từ đó có ý thức tiết kiệm.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chia sẻ cá nhân ông muốn lựa chọn phương án từ 3-4 bậc thang.

Khi phân tích phương án giảm từ 6 bậc xuống 5 bậc, ông Nguyễn Tiến Thỏa đánh giá đề án cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bảo đảm có tính khả thi.

Ngoài ra, theo ông Thỏa, yêu cầu cấp thiết là phải sửa Biểu giá chung, nhưng có thể đi theo hai bước: Bước 1 là sửa Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bước 2 là sửa các Biểu giá còn lại bao gồm cả việc bổ sung giá điện 2 thành phần, giá điện theo mùa.

Lương Bằng

Tăng giá điện: Soi lại mức độ công khai giá thành

Tăng giá điện: Soi lại mức độ công khai giá thành

Những năm qua, các yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất điện, cách tính giá điện… đều đã được công khai đến các khách hàng.