Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, anh Bùi Tiến Hỉ - chủ kinh doanh cá thể phải đóng cửa hàng ăn trong mấy tháng nay. Không có nguồn thu, anh mong muốn được đóng bảo hiểm xã hội để có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp những lúc gặp khó khăn.
Anh Bùi Tiến Hỉ cho biết: "Thu nhập gần như không có. Tôi nghĩ chỉ có công ty nhà nước, cơ quan mới có bảo hiểm xã hội, hộ kinh doanh cá thể lao động tự do không có".
Theo quy định hiện nay, người lao động tự do vẫn còn thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dù phải đóng 22% tổng thu nhập một tháng nhưng người lao động chỉ có thể hưởng hai chính sách, bao gồm hưu trí và tử tự. Còn nếu mở rộng lên bảo hiểm xã hội bắt buộc như đề xuất, họ sẽ hưởng cả 5 chế độ, cả khi ốm đau, thai sản... như lao động có hợp đồng.
"Mặc dù Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có những bước tiến và tiến bộ góp phần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội nhưng cũng có những hạn chế tồn tại nhất định. Chúng ta đã bỏ qua những người có điều kiện, nhu cầu tham giao đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mở rộng diện bao phủ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc một cách vững chắc, để tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân", ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất hộ kinh doanh cá thể sẽ trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như cửa hàng ăn, doanh thu không ổn định, thời gian vừa qua, nhiều hộ kinh doanh ngừng hoạt động để phòng dịch, không có nguồn thu, vì vậy khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc xác định doanh thu, hay mức phí phải đóng như thế nào đang là vướng mắc.
GS TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: "Chúng ta cũng cần phải nghĩ đến các chính sách là bảo lưu các phần tiền đã đóng của những năm trước đây có kết dư cao hơn so với mức đóng tối thiểu thì người tham gia có thể được dùng phần đó để bù đắp những năm sau nếu không may hoạt động kinh doanh bị gián đoạn đình trệ".
Ngoài ra, các chuyên gia nhấn mạnh cần phải tuyên truyền để người kinh doanh hiểu rõ lợi ích của việc đóng bảo hiểm. Đây không phải là đơn thuần là nghĩa vụ, mà là biện pháp bảo vệ quyền lợi ổn định lâu dài cho người kinh doanh.
(Theo VTV)
Những điểm mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động cần biết
Dưới đây là 10 điểm mới nổi bật về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về BHXH bắt buộc, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2021.