Ngay trong quý I, Bộ Công an sẽ tổng kiểm tra xe mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài. Tất cả các trường hợp không thuộc đối tượng ưu đãi sử dụng xe trái phép sẽ bị phạt tiền và tịch thu xe.
Rà soát xe ngoại giao hết hạn đăng ký lưu hành
Khó “đòi nợ” thuế xe biển ngoại giao vi phạm
“Sờ gáy” hơn 500 xe biển ngoại giao hết hạn
Ly kỳ số phận 25 xe sang đội lốt biển ngoại giao
Khó “đòi nợ” thuế xe biển ngoại giao vi phạm
“Sờ gáy” hơn 500 xe biển ngoại giao hết hạn
Ly kỳ số phận 25 xe sang đội lốt biển ngoại giao
Thông tin trên vừa được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cho biết. Theo đó,
chiến dịch tổng kiểm tra, rà soát toàn diện các trường hợp vi phạm về sử dụng xe
ngoại giao sẽ do Bộ Công an chủ trì, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao cùng phối hợp
tổ chức.
Thời điểm tổng kiểm tra sẽ bắt đầu sau 60 ngày kể từ ngày Bộ Công an ra thông báo thu hồi đăng ký, biển số xe ngoại giao, biển số nước ngoài quá hạn sử dụng.
Sau thời hạn 60 ngày, tất cả các trường hợp đang sử dụng không đúng quy định xe biển số ngoại giao, biển số nước ngoài, không làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Thông báo trên. Việc lấy ý kiến đóng góp của các Bộ Ngoại giao, Tài chính sẽ kết thúc vào ngày 6/2 để Bộ này sớm báo cáo Thủ tướng xem xét trong tháng.
Cụ thể, sẽ có 3 nhóm hành vi vi phạm được tập trung kiểm tra bao gồm: những cá nhân, tổ chức sử dụng xe không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức cơ quan đại diện ngoại giao; những trường hợp xe mang biển số, đăng ký đã hết hạn sử dụng và lưu hành tại Việt Nam, hết hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và những trường hợp xe chuyển nhượng trái phép, tức không có giấy phép chuyển nhượng của cơ quan hải quan cấp.
Liên quan đến lĩnh vực này, kể từ năm 2007 đến 2010, các Bộ Tài chính, Công Thương, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan và Bộ Công an đã ban hành 4 Thông tư hướng dẫn, nêu rõ, các hành vi chuyển nhượng xe tạm nhập, miễn thuế của đối tượng ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi chưa được cơ quan hải quan cấp phép chuyển nhượng được coi là 1 trong 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị tịch thu tang vật, phương tiện hoặc tịch thu số tiền từ việc bán xe ô tô.
Bộ Công an cũng cho hay, trường hợp có đủ căn cứ chuyển nhượng xe ngoại giao, xe biển số nước ngoài có tổ chức thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, tính đến 31/10/2012, cả nước còn có 513 ô tô biển ngoại giao (gồm các biển số 80 NG, NN, QT) đã hết hạn sử dụng tại Việt Nam. Số xe này liên quan đến 42 đại sứ quán, cơ quan tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đại đa số các xe đã hết hạn đăng ký tại Việt Nam từ năm 2006-2009, cá biệt có những trường hợp đã hết hạn từ năm 2003-2004, tức cách đây 8-9 năm.
Cục này đã đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam dừng kiểm định tất cả số xe mang biển ngoại giao trên và không kiểm định tất cả các trường hợp xe mang biển ngoại giao hết hạn đăng ký sử dụng tại Việt Nam trong thời gian sau đó.
Thời điểm tổng kiểm tra sẽ bắt đầu sau 60 ngày kể từ ngày Bộ Công an ra thông báo thu hồi đăng ký, biển số xe ngoại giao, biển số nước ngoài quá hạn sử dụng.
Sau thời hạn 60 ngày, tất cả các trường hợp đang sử dụng không đúng quy định xe biển số ngoại giao, biển số nước ngoài, không làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Thông báo trên. Việc lấy ý kiến đóng góp của các Bộ Ngoại giao, Tài chính sẽ kết thúc vào ngày 6/2 để Bộ này sớm báo cáo Thủ tướng xem xét trong tháng.
Cụ thể, sẽ có 3 nhóm hành vi vi phạm được tập trung kiểm tra bao gồm: những cá nhân, tổ chức sử dụng xe không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức cơ quan đại diện ngoại giao; những trường hợp xe mang biển số, đăng ký đã hết hạn sử dụng và lưu hành tại Việt Nam, hết hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và những trường hợp xe chuyển nhượng trái phép, tức không có giấy phép chuyển nhượng của cơ quan hải quan cấp.
Liên quan đến lĩnh vực này, kể từ năm 2007 đến 2010, các Bộ Tài chính, Công Thương, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan và Bộ Công an đã ban hành 4 Thông tư hướng dẫn, nêu rõ, các hành vi chuyển nhượng xe tạm nhập, miễn thuế của đối tượng ưu đãi miễn trừ ngoại giao khi chưa được cơ quan hải quan cấp phép chuyển nhượng được coi là 1 trong 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, bị tịch thu tang vật, phương tiện hoặc tịch thu số tiền từ việc bán xe ô tô.
Bộ Công an cũng cho hay, trường hợp có đủ căn cứ chuyển nhượng xe ngoại giao, xe biển số nước ngoài có tổ chức thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Trước đó, theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt, tính đến 31/10/2012, cả nước còn có 513 ô tô biển ngoại giao (gồm các biển số 80 NG, NN, QT) đã hết hạn sử dụng tại Việt Nam. Số xe này liên quan đến 42 đại sứ quán, cơ quan tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đại đa số các xe đã hết hạn đăng ký tại Việt Nam từ năm 2006-2009, cá biệt có những trường hợp đã hết hạn từ năm 2003-2004, tức cách đây 8-9 năm.
Cục này đã đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam dừng kiểm định tất cả số xe mang biển ngoại giao trên và không kiểm định tất cả các trường hợp xe mang biển ngoại giao hết hạn đăng ký sử dụng tại Việt Nam trong thời gian sau đó.
Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao trong việc sử dụng ô tô
Theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và viên chức, nhân viên các cơ quan này sẽ được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, được phép tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, mô tô phục vụ cho công việc và sinh hoạt trong thời gian công tác ở Việt Nam. Các đối tượng được ưu đãi này phải sử dụng xe đúng mục đích, không được phép ủy quyền sử dụng xe cho các đối tượng không được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Trường hợp sử dụng lái xe là người Việt Nam thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp phép lao động. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam 30 ngày, các đối tượng trên phải làm thủ tục trả biển số xe và hủy đăng ký xe tại cơ quan cảnh sát giao thông hoặc đến cơ quan hải quan làm thủ tục chuyển nhượng, tái xuất theo quy định. |
Phạm Huyền