Thuê hai chiếc Boeing 737-800 từ hãng Travel Service của cộng hòa Séc, giá thuê mỗi chiếc 15 tỷ/tháng, nhiều lúc là gánh nặng cho doanh nhân Hà Dũng trước tình hình khó khăn.

Lúc 6 giờ 55 phút sáng ngày 25/11năm 2008, Indochina Airlines cất cánh chuyến bay đầu tiên tuyến TP.HCM - Hà Nội, trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam thực hiện chuyến bay.

Ngày khai trương hãng bay có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, cũng trùng với ngày sinh nhật của ông chủ Hà Dũng. Mọi thứ tưởng chừng như quá thuận lợi, xuôi chèo mát mái...

Nhạc sĩ Hà Dũng thuê hai chiếc máy bay 737-800, mỗi chiếc có 174 ghế, theo dạng thuê "ướt". Có nghĩa là vừa thuê máy bay, vừa thuê luôn đội bay là người nước ngoài. Tiếp viên trưởng cũng là người nước ngoài, còn người Việt chỉ là những tiếp viên phụ. Khác với thuê "khô", hãng thuê máy bay sẽ có đội bay riêng và toàn quyền sơn lại chiếc máy bay theo ý mình.

{keywords}

Doanh nhân Hà Dũng

Chính vì thế, cung cách phục vụ của hãng bay hoàn toàn theo tiêu chuẩn châu Âu, rất được khách hàng ưa chuộng. Dù hãng bay chỉ có hai chiếc máy bay, luân phiên nhau bay tuyến TP.HCM - Hà Nội, TP.HCM - Đà Nẵng, và ngược lại, nhưng rất hiếm khi các chuyến bay của Indochina Airlines gặp sự cố trễ giờ bay.

Các tiếp viên người Việt của Indochina Airlines, đa số là con, cháu của những người bạn thân, có mối liên hệ với ông chủ Hà Dũng. Có lần, doanh nhân Hà Dũng nhận được được điện thoại của một người bạn, than phiền người phụ trách tuyển tiếp viên nhận người này 10.000 đô la để nhận con gái của ông này vào. Doanh nhân Hà Dũng đã rất tức giận, bắt phải trả ngay lại số tiền đó và đuổi việc ngay tức khắc nhân viên đã làm mất mặt mình!

Hai chiếc máy bay Boeing 737 - 800 ngay giai đoạn năm 2008, là loại máy bay hiện đại, có tuổi đời chỉ mới 5 năm, còn quá trẻ so với những chiếc máy bay cũ kỹ có tuổi đời 15 năm của một hãng hàng không giá rẻ trong nước. Vì thế, chuyện hai chiếc máy bay của doanh nhân Hà Dũng trục trặc máy móc là điều không bao giờ diễn ra.

Dù là hãng hàng không non, trẻ, nhưng Indochina Airlines luôn có số lượng khách chiếm trên 90% số lượng ghế khi thực hiện bay thương mại. Nhìn vào, nhiều người cứ nghĩ doanh nhân Hà Dũng đang ung dung...hốt tiền.

Đại gia Hà Dũng là một người rất nhân hậu và tin tưởng tuyệt đối vào nhân viên của mình. Ông giao việc cho ai, ông luôn giao cho người đó quyền hành rất lớn và tự quyết định mọi việc. Chính điều này, là một nhược điểm trong quản lý của doanh nhân Hà Dũng, dẫn đến việc Indochina Airlines bị phá sản. 

{keywords}

Vẻ đào hoa của ông chủ hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu

Doanh nhân Hà Dũng hiếm khi lên trụ sở chính của hãng nằm ở tầng 9 tòa nhà Parkson C.T Plaza, nằm đối diện sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Chỉ có những cuộc họp quan trọng, ông mới mặc quần jeans, áo thun đến đây.

Cần nói thêm, để thuê mặt bằng ở chỗ sang trọng này, mỗi tháng doanh nhân Hà Dũng phải mất hết 500 triệu đồng, thêm tiền điện nước khoảng 60 triệu đồng nữa...

Mỗi lần, các giám đốc Thương mại, giám đốc Điều hành của Indochina Airlines muốn gặp "sếp" cấp cao để trình ký, thường hay chạy xuống căn biệt thự nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan (Quận 3), không thì ra một quán cà phê nằm trong một khách sạn 5 sao nào đó. Nhưng muốn gặp được "sếp" Hà Dũng, mọi người phải biết ý: Ông chủ Indochina Airlines chỉ thức dậy sau...12 giờ!

Bay chưa đầy 6 tháng, Indochina Airlines bắt đầu gặp khó khăn về tài chính. Tuyến bay TP.HCM - Đà Nẵng buộc lòng phải cắt bỏ, chỉ còn tuyến TP.HCM - Hà Nội. Thuê một chiếc máy bay có giá đến 15 tỷ, trong tình hình khó khăn, doanh nhân Hà Dũng đành phải trả lại bớt một chiếc. Cả nghìn con người, đang "bám" vào chiếc máy bay còn lại để sống...

Indochina Airlines bắt đầu có tình trạng bị chậm, hủy chuyến. Sự cố này nằm ngoài ý muốn của ông chủ Hà Dũng, liên quan đến tình hình tài chính, chứ không phải do thời tiết, hay sự cố máy móc...

Do ứ đọng tiền xăng dầu của với hãng Vinapco khoảng...25 tỷ, hãng cung cấp xăng máy bay duy nhất ở Việt Nam này nhiều hôm làm áp lực, không bơm xăng cho Indochina Airlines. Không có xăng, làm sao bay được? Mua xăng ở chỗ khác, biết mua ở đâu? Đã có lúc máy bay Indochina Airlines phải nằm chờ xăng cả ngày, không thể cất cánh được. Trước tình hình hủy chuyến đột ngột kiểu này, nhiều phóng viên đã "truy hỏi" tới tấp, và nhận được câu trả lời: "Máy bay đang được bảo trì theo định kỳ nên tạm ngưng khai thác". Không thể nói thật tình thế quá...nguy hiểm này!

Lãnh đạo Indochina Airlines phải cầu cứu đến Cục hàng không Việt Nam, nhờ can thiệp chuyện xăng dầu, Indochina Airlines mới bay trở lại. Ông chủ Hà Dũng cũng bỏ thói quen ngủ muộn, thức dậy từ lúc 6 giờ sáng! Cũng hiếm khi thấy doanh nhân Hà Dũng xuất hiện ở các quán bar như trước đây.

{keywords}

Indochina Airlines luôn có số khách đạt trên 90% lượng ghế (174 ghế) khi thực hiện một chuyến bay nhưng cứ cất cánh là lỗ. Đó là bài toán làm đau đầu doanh nhân Hà Dũng. Ảnh: Tư liệu

Chuyện xăng dầu tạm ổn, đến lượt hãng cung cấp thức ăn Sasco cũng làm mình, làm mẩy vì Indochina Airlines không chịu thanh toán tiền. Indochina Airlines đã từng chậm chuyến bay TP.HCM - Hà Nội vì chuyện nhỏ, do Sasco không mang thức ăn, nước uống lên máy bay cho khách!

Những tin tức bất lợi cho Indochina Airlines liên tục xuất hiện trên khắp các mặt báo. Phòng truyền thông của hãng, liên tục nhận được điện thoại của phóng viên các báo, đài... truy hỏi về tình hình tài chính.

Còn lại duy nhất 1 chiếc Boeing 737 -800, nhưng với giá thuê đến 15 tỷ, cũng là một gánh nặng quá lớn cho doanh nhân Hà Dũng. Đại diện tại Việt Nam cho hãng máy bay Travel Service mà doanh nhân Hà Dũng thuê, là em trai của chủ hãng.

Những lúc đến thời hạn trả tiền thuê máy bay, là một nỗi ám ảnh lớn cho Giám đốc Thương mại, giám đốc Điều hành của Indochina Airlines. Người em trai của chủ hãng Travel Service có vóc dáng cao hơn 2 mét, chấp tay sau đít, mặt cau có, đi tới đi lui dọc dãy phòng đang đóng cửa im ỉm của các lãnh đạo Indochina Airlines, miệng liên tục chửi thề bằng tiếng...Séc!

Trong khi chờ đợi doanh nhân Hà Dũng xoay ra số tiền 15 tỷ, em trai của chủ hãng thuê làm áp lực, không cho máy bay cất cánh, nằm chờ trong sân bay Tân Sơn Nhất! Thông cáo báo chí của Indochina Airlines phát ra ngoài, lại vẫn điệp khúc cũ (do chính người viết bài này viết, vì tại thời điểm đó, người viết bài đang phụ trách truyền thông cho Indochina Airlines): "Máy bay đang mang ra nước ngoài bảo trì theo định kỳ". Không còn lý do nào...chính đáng hơn, khi Indochina Airlines phải tạm dừng bay trong vài ngày!

Nhưng chiếc Boeing 737-800 to bằng cái nhà, đâu phải là con chim sẻ mà dễ dàng giấu. Nó nằm chình ình trong sân bay Tân Sơn Nhất, làm sao thoát khỏi ống kính của các phóng viên? Vả lại, một chiếc máy bay muốn mang đi bảo trì, cần phải đúng thời hạn, chứ đâu phải muốn mang đi bảo trì một cách tùy hứng, vô lý quá đỗi khi đó là chiếc máy bay đời mới, rất hiện đại!

Lúc này, vốn điều lệ của Indochina Airlines còn khoảng 60 tỷ. Nhiều người đã khuyên doanh nhân Hà Dũng nên dừng bay hẳn để giữ số vốn còn lại. Ông đã cương quyết: "Bay và vẫn tiếp tục bay. Bay đến đồng vốn cuối cùng!".

(Còn tiếp)

(Theo Motthegioi)