Dịch bệnh viêm phổi do chủng mới virus corona hiện đã lan rộng khắp Trung Quốc tạo nên cuộc khủng hoảng dịch tễ nghiêm trọng. Nền kinh tế của Trung Quốc được xác định bị ảnh hưởng không nhỏ, trong đó có công nghiệp ô tô. Không chỉ chuỗi sản xuất ô tô bị đình trệ mà mảng bán hàng và dịch vụ cũng bị liên đới.

Theo lịch, ngày 3/2 (tức 10 Tết) người Trung Quốc sẽ trở lại làm việc. Mặc dù chỉ có 16 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc bị áp đặt lệnh hạn chế đi lại. Tuy nhiên, tại 700 thành phố và 20.000 thị trấn ở Trung Quốc, đường phố đều trở nên vắng vẻ. Hầu hết các đại lý ô tô, trong đó có cả mô hình 4S (Sales – Bán hàng, Service – Dịch vụ, Spare parts – Phụ tùng chính hãng và Global system – Kết nối mạng toàn cầu) hoạt động cầm chừng hoặc chờ đến ngày mở cửa dự kiến là 10/2/2020. 

{keywords}
Bên ngoài một đại lý ô tô điện Denza ở Thâm Quyến, cổng mở và chỉ có nhân viên lác đác bên trong

Vào lúc 10 giờ sáng, Lý Khắc Cần đã sao chép bản sao tin nhắn ở nhà và gửi một nhóm bạn: "Không cần ra khỏi nhà, bạn có thể dễ dàng chọn một chiếc xe hơi và phòng trưng bày trực tuyến lúc nào cũng mở cửa." Đây là ngày thứ 12 thành phố Vũ Hán đóng cửa. Khắc Cần là giám đốc bán hàng của một cửa hàng 4S ở Vũ Hán.

Mới tháng trước, vào ngày 13/1/2020, cửa hàng 4S nơi Lý Khắc Cần làm việc còn cung cấp dịch vụ "mở cửa 12 giờ" để chạy đua nước rút bán xe cuối năm. Không ngờ rằng vào ngày thứ 11 của chiến dịch, Vũ Hán đã bị đóng cửa. "Đại lý vẫn chưa được thông báo khi nào sẽ mở," anh ngao ngán nói. Do dịch bệnh, cửa hàng 4S đã bị đóng cửa và công việc của anh được chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến.

Như một liệu pháp thay thế, rất nhiều công ty, đại lý ô tô chuyển sang tiếp thị trực tuyến. Great Wall Motor tự tin đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ bán hàng trực tuyến. GAC Toyota cho biết họ sẽ triển khai dịch vụ mua xe kết hợp cả trực tuyến và ngoại tuyến trên toàn quốc. Khách hàng có thể xem, tư vấn trên mạng và yên tâm khi đến xem bởi showroom thường xuyên được khử trùng mỗi ngày, ô tô trưng bày và lái thử được khử trùng với tần suất cao.

{keywords}
Tránh dịch corona, các nhân viên đại lý đều bịt khẩu trang và tuân thủ quy trình khử trùng, vệ sinh

Khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát, Thượng Hải, Bắc Kinh, Giang Tô, Hà Nam, Hồ Bắc và các nơi khác đã liên tiếp đưa ra các chính sách để trì hoãn hoạt động làm việc trở lại và kéo dài ngày nghỉ. Theo thống kê chưa đầy đủ, nhiều nhà máy ở Trung Quốc và hầu hết các nhà máy và đại lý liên quan đến ngành ô tô dự kiến ​​sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào ngày 10/2, muộn hơn một tuần so với những năm trước.

"Chúng tôi đã điều chỉnh từ rất sớm kế hoạch làm việc.” Một lãnh đạo của SAIC, cho biết các đại lý của họ chỉ mở cửa hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của từng tỉnh và thành phố.

"Dịch bệnh đã phá vỡ mọi kế hoạch. Ban đầu, tháng 2 chúng tôi có một số đơn đặt hàng đặc biệt được giao. Nhưng bây giờ, đầu tiên mọi thứ đều dậm chân tại chỗ, thứ hai là phụ thuộc vào nhà máy có thể sản xuất đúng hạn.” Bành Chân, tổng giám đốc của Công ty TNHH Dịch vụ bán hàng xe địa hình Bắc Kinh Group, lo lắng cho rằng các đại lý chịu áp lực lớn hơn các công ty xe hơi trong giai đoạn này. "Đại lý là một số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân, và chúng tôi cócác chi phí cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà và lao động, dù có tiếp tục làm việc hay không, tiền vẫn phải trả,” ông nói.

{keywords}
Buick là thương hiệu xe khá được chuộng ở Trung Quốc, nhưng vì dịch corona mà các đại lý đều đóng cửa trước ngày 10/2/2020

Tại một đại lý Buick 4S ở Quảng Châu, nhìn vào những sợi xích khóa cổng người đi đường đủ hiểu là nơi này chưa hoạt động trở lại. Bên trong, hàng dài những chiếc xe mới cóng đang bị “giam cầm”. Là 10 thương hiệu xe hơi hàng đầu năm 2019 tại Trung Quốc, các cửa hàng 4S của Buick không mở cửa cho đến khi có thông báo chính thức. Nghĩ từ một góc độ khác, không mở cửa là một hành động trách nhiệm đối với người tiêu dùng bởi có thể làm giảm rủi ro một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, với tư cách là một thương hiệu có lượng bán lớn, các đại lý FAW-Volkswagen lại chọn mở cửa kinh doanh, chủ yếu là phục vụ khách đến bảo dưỡng xe. Nhưng khách hàng chỉ có thể đem xe đến khi đã đặt trước lịch hẹn.

Theo ước tính của Sohu, đối mặt với virus corona mới, hơn 20.000 đại lý ô tô tại Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực rất lớn để tồn tại. Họ suy nghĩ về chi phí cố định hàng tháng và lo ngại về nhu cầu tiêu dùng chậm chạp sau dịch bệnh.

"Tôi đã mở cửa hàng vài ngày trước và không có một khách hàng nào. Tôi không biết nó sẽ kéo dài bao lâu. Nếu không bán được hàng, tôi thiệt hại ước tính tới 400.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Tôi vẫn còn một số cửa hàng khác, tính toán trong một tháng ngừng hoạt động, sẽ mất hơn 2 triệu nhân dân tệ." Chủ một đại lý ô tô than thở.

{keywords}
Nhiều đại lý hoạt động cầm chừng vì không có khách ghé qua

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tôTrung Quốc, 25 tỉnh và thành phố sản xuất ô tô trên cả nước, ngoại trừ Tân Cương, đã đưa ra thông báo về việc trì hoãn công việc, điều đó có nghĩa là ngành sản xuất ô tô quốc gia đang trong tình trạng ngưng trệ.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc vừa chính thức kêu gọi các nhà sản xuất ô tô nên có biện pháp chủ động và thiết thực để giúp đỡ đối tác của mình. Giảm áp lực doanh số, miễn các đánh giá và chỉ số quản lý khác nhau trong giai đoạn "dịch bệnh", đồng thời thực hiện các ưu đãi và trợ cấp chính sách khác nhau là điều các đại lý mong muốn.

Đáp ứng lời kêu gọi này, các thương hiệu như Volvo, Jaguar Land Rover, GAC Toyota, BYD, FAW-Volkswagen, Audi đã liên tục đưa ra các chính sách để giúp các đại lý, bao gồm không đặt mục tiêu bán hàng trong tháng 2, cung cấp trợ cấp, hỗ trợ kinh doanh đặc biệt, chính sách tài chính và các biện pháp khác.

Đình Quý (theo Sohu)

Dân Trung Quốc từng đổ xô mua ô tô tránh SARS, nhưng virus corona thì ngược lại

Dân Trung Quốc từng đổ xô mua ô tô tránh SARS, nhưng virus corona thì ngược lại

Năm 2003, thị trường ô tô của Trung Quốc tăng trưởng bất ngờ sau đại dịch SARS ngược với lo ngại trước đó. Năm 2020, đất nước đông dân nhất thế giới phải đối phó với virus corona, nhưng mọi thứ đang đi ngược lại.