Xem video:

Bác sĩ Trần Lâm Ngọc Thanh, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh chia sẻ với phóng viên VietNamNet về thời điểm tiếp nhận anh P.V.T. (38 tuổi, ngụ Tây Ninh) bị rắn hổ mang chúa cắn.

Theo bác sĩ Thanh, bệnh viện từng chữa trị nhiều trường hợp bị rắn cắn, nhưng đây là lần đầu tiên có con rắn to như vậy.

{keywords}

Người đàn ông vào bệnh viện cấp cứu với nguyên con rắn còn quấn trên tay. Ảnh: T.A.

“Cả Khoa Cấp cứu lúc đó náo loạn, ai nhìn vào cũng thấy ớn lạnh, từ nhân viên y tế, người nhà cho tới bệnh nhân”, bác sĩ Thanh nhớ lại.

Khi vào viện, anh T. vẫn tỉnh táo, con rắn còn sống. Lúc này, anh T. cầm theo con rắn, giữ chặt phần đầu vì nếu thả ra, nó sẽ tiếp tục cắn. Cả người con vật quấn chặt cánh tay anh T.

Các bác sĩ đã dùng băng keo dán miệng rắn và anh T. tự thả con vật còn sống vào bao. Con rắn hổ mang chúa dài khoảng 2,5 m và nặng 4,6 kg.

Sau đó, anh T. được các bác sĩ xử lý vết thương, băng ép cố định chân, truyền giảm đau kháng sinh. Tuy nhiên, sau 30 phút, người anh T. tím tái, khó thở nên các bác sĩ đặt nội khí quản, cho thở máy và chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tiếp tục điều trị.

Tại đây, anh T. được truyền 10 lọ huyết thanh kháng độc rắn đặc hiệu. Hiện tứ chi của anh đã hồi phục và tiếp tục theo dõi biến chứng tim mạch trong 48 giờ.

Liên Anh

Người đàn ông đi cấp cứu với rắn hổ mang chúa quấn quanh tay

Người đàn ông đi cấp cứu với rắn hổ mang chúa quấn quanh tay

Anh T. nhìn thấy con rắn dài 2,5m trong vườn nên đuổi theo để bắt. Anh bị con vật cắn nên rơi vào tình trạng liệt tứ chi, đồng tử giãn.