- Tình trạng dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng. Một số lưu ý sau sẽ giúp các bố mẹ có hướng chăm sóc con nhỏ bị sởi hợp lý hơn.

Trẻ nổ con ngươi vì bố mẹ chăm bệnh sởi sai cách
Bộ Y tế khuyến cáo cách nhận biết, phòng chống bệnh sởi
Những đại dịch sởi khủng khiếp trong lịch sử thế giới

 

Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sởi

Khi trẻ bị sởi cha mẹ cần để trẻ nằm trong phòng thoáng khí, sáng, nhưng tránh ánh sáng chiếu thẳng vào mắt. Không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ. Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người.

{keywords}

Thường xuyên nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3-4 lần.

Nếu trẻ bị sởi không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh, chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39 độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc.

Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.

Điều đặc biệt để phòng tránh bệnh sởi chúng ta cần tăng cường vệ sinh cá nhân, bàn tay và vệ sinh môi trường sống thông thoáng sạch sẽ. Đặc biệt là không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi đang bị sởi, thậm chí người khỏe mạnh đi từ bệnh viện về. Người lớn đã có miễn dịch với sởi nhưng vẫn bị lây virus sởi từ môi trường bệnh viện, đem virus đó và truyền cho trẻ qua tiếp xúc thông thường. Những người như thế nên tắm rửa sạch sẽ, nhỏ mũi, xúc họng và tránh tiếp xúc với trẻ vài ba giờ sau đó.

 

Thực phẩm nên dùng và không nên dùng khi trẻ bị sởi

Theo bác sĩ dinh dưỡng Thu Hoài (bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn) để chăm sóc con bị sởi thì các bậc cha mẹ không nên kiêng cữ quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì trẻ đang trong giai đoạn bị sởi nên chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để nâng cao thể trạng cho trẻ.

 

Khi bị sởi, trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, soup, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Các thực phẩm nên dùng đó là trứng, sữa, thị bò, thị gà… các loại rau xanh, nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, các loại trái cây đu đủ, cam, bưởi… các loại chè giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen...

Còn một số hoa quả như dưa hấu, xoài là những hoa quả nóng không nên ănvì khi trẻ bị sởi thể trạng rất nóng nên các mẹ cần hạn chế cho con ăn.

Một số các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… là thực phẩm có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh, các mẹ không nên cho ăn.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Ngoài ra một số thực phẩm đậu nành, đậu tương có hàm lượng đạm cao không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn bị sởi.

Bên cạnh đó, bệnh sởi còn gây biến chứng viêm đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy) nên các mẹ cũng hạn chế cho con ăn các đồ chua, tanh.

Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên để có thêm sức đề kháng trong giai đoạn 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi thì không có miễn dịch sởi tự nhiên này. Lúc đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế...

Trước khi ăn và sau khi ăn cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn.

Nguyễn Thu Hiền