Khi số lượng ca Covid-19 vẫn tăng không ngừng với tốc độ chóng mặt, một triệu chứng của căn bệnh khiến các bác sĩ phải lo lắng: mê sảng.

Ngày càng có nhiều bằng chứng liên hệ giữa mê sảng và các bệnh nhân Covid-19. Một nghiên cứu mới đây cho thấy khoảng 20-30% người nhập viện vì virus nCoV có hiện tượng này. Ở bệnh nhân nguy kịch, tỷ lệ bị mê sảng lên tới 70%.

{keywords}

Covid-19 tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể con người. Ảnh minh họa: Post Gazzetta

Chuyên gia chăm sóc thần kinh Pravin George (Mỹ) đã chia sẻ những hiểu biết ban đầu về hiện tượng này:

Các loại mê sảng

Mê sảng là triệu chứng bệnh được quan tâm ngày càng nhiều hơn. Ở các ca bệnh Covid-19 trước đây, bác sĩ không quan tâm nhiều tới biểu hiện này một phần bởi các bệnh nhân chịu ảnh hưởng của thuốc an thần. 

Có hai loại mê sảng, loại đầu tiên là mê sảng tăng động khi bệnh nhân có thể trở nên hung hăng, không chịu nằm yên, đôi khi bị ảo giác. Loại thứ hai là mê sảng giảm hoạt động khi bệnh nhân có vẻ buồn ngủ, phản ứng chậm chạp, thu mình. Ngoài ra, một bệnh nhân có thể xuất hiện cả hai loại trên.

Tuy nhiên, thuốc an thần đã làm mờ đi triệu chứng mê sảng ở một số bệnh nhân. Hiện tại, các dấu hiệu như ảo giác đã được ghi nhận nhiều hơn.

Điều gì gây ra mê sảng ở bệnh nhân Covid-19

Một trong những lý do dẫn tới mê sảng ở người nhiễm nCoV có thể do thiếu oxy bởi virus tấn công vào phổi.

Lý do khác có thể do phản ứng của cơ thể với virus. Hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus gây ra viêm nhiễm, có thể ngăn cản máu lên não của bệnh nhân.

Ngoài ra, virus có thể trực tiếp tấn công lên não, tác động vào các tế bào thần kinh bên trong mô não.

Virus nCoV không chỉ tấn công hệ hô hấp

Ngày càng có nhiều cơ sở chứng minh virus corona không chỉ tấn công hệ hô hấp. Sau đó, chúng sẽ đi vào não, thận, tới khắp các cơ quan trong cơ thể.

Virus làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều vấn đề thần kinh khác, trong đó có mê sảng.

Càng tìm hiểu nhiều về virus, các nhà chuyên môn càng mở rộng danh sách những triệu chứng bệnh bao gồm các tác động trên diện rộng như mất khứu giác, vị giác, tiêu chảy, đau đầu.

Một cách tấn công khác của virus tới cơ thể là khiến cho máu đông đặc, gây ra những cơn đột quỵ. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy 57 trong số 125 bệnh nhân trải qua đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong khi 39 người có biểu hiện tổn thương thần kinh.

Ngay cả ở những người trẻ cũng xuất hiện tình trạng đột quỵ. Điều này cảnh báo làn sóng các ca nhiễm nCoV tác động tới những người dưới 40 tuổi.

Dù những người ít tuổi hơn chưa chắc đã trải qua hiện tượng trên nhưng vẫn cần phải thận trọng. 

“Còn có quá nhiều điều chúng ta chưa biết về virus nCoV cùng tác động lâu dài của chúng. Thậm chí cả những người đã âm tính nCoV vẫn có thể bị ảnh hưởng”, bác sĩ George nói.

An Yên (Theo Cleveland Clinic)

Bác sĩ phát hiện dấu hiệu lạ trên da của nhiều bệnh nhân Covid-19

Bác sĩ phát hiện dấu hiệu lạ trên da của nhiều bệnh nhân Covid-19

Chuyên gia cảnh báo tình trạng da ngứa ngáy, mẩn đỏ và nhạy cảm là dấu hiệu của người nhiễm nCoV.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.