Theo BBC, các bộ trưởng đến từ 35 quốc gia trên thế giới dự kiến sẽ dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và phát triển được tổ chức ở Anh trong ngày hôm nay, 31/3. Nước chủ nhà mô tả sự kiện là "khoảnh khắc then chốt" trước Hội nghị các bên tham gia Công ước khí hậu lần thứ 26 (COP26) diễn ra ở Glasgow vào cuối năm nay.
Danh sách các nước được mời do ban tổ chức công bố cách đây 2 tuần có tên Trung Quốc. Song, danh sách cuối cùng về những bên tham dự vắng bóng đại diện của Bắc Kinh, dù Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ, những đối tượng phát thải khí gây ô nhiễm chính trên thế giới đều cử bộ trưởng dự họp.
Trung Quốc từng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò dẫn đầu trong sự kiện như trên vì nước này không chỉ là nguồn phát thải khí các-bon độc hại lớn nhất thế giới, mà còn luôn muốn khắc họa bản thân như đồng minh trọng yếu đối với những nước đang phát triển.
Phát ngôn viên cho hội nghị COP26 của Anh xác nhận việc London đã mời Trung Quốc tham gia sự kiện và chờ đợi "làm việc cùng họ để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu trong năm thiết yếu này trước COP26". Tuy nhiên, đại diện Anh từ chối bình luận về lí do tại sao Trung Quốc rốt cuộc lại vắng mặt.
Động thái của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương với Anh đang xấu đi trong vài tuần gần đây, tiếp sau những tranh cãi về vấn đề nhân quyền. Cách đây vài ngày, Bắc Kinh đã công bố áp trừng phạt đối với 9 công dân Anh, bao gồm cả 5 nghị sĩ để trả đũa những gì họ coi là "phát tán những lời dối trá và thông tin xuyên tạc" về đại lục.
Tuấn Anh
Trung Quốc - EU ăn miếng trả miếng, tan giấc mơ thân tình
Trung Quốc tìm đến châu Âu như một đối tác thân thiện khi các nhà lãnh đạo của lục địa này cố gắng không bị cuốn vào cuộc chiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Bắc Kinh về thương mại, công nghệ và nhân quyền.
Ngoại trưởng Mỹ thúc giục các đồng minh bắt tay ứng phó Nga, Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Washington và các nước đồng minh cần phối hợp các chính sách để ứng phó với "các thách thức" do Nga và Trung Quốc tạo ra.